Huệ Chí - Chuyện của tôi và thầy cô, bạn bè trường Lê Ngọc Hân
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Huệ Chí - Chuyện của tôi và thầy cô, bạn bè trường Lê Ngọc Hân
CHUYỆN CỦA TÔI VÀ THẦY CÔ, BẠN BÈ TRƯỜNG LÊ NGỌC HÂN
Năm học 1958 -1959 trường LÊ NGỌC HÂN từ một trường thuần nữ cấp 1 bắt đầu nhận cả học sinh nam chúng tôi từ nhiều trường chuyển về với nhiều hy vong của các bậc sinh thành. Không phải vì tên của nàng công chúa Họ Lê…. Kết duyên cùng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ Quang Trung… Ngôi trường trong ký ức của chúng tôi "Đẹp như công viên, sạch như bệnh viện và kỷ luật như quân đội" ngày ấy,… Bởi trường LÊ NGỌC HÂN mới trên nền trường cũ đã đẹp hơn, đàng hoàng hơn sau tròn gần cả thế kỷ đã đào tạo cho đất nước những con người "căn bản".
Có thể nói ít ai trong thế hệ chúng tôi học từ cấp 1 đến hết cấp 3 tại một ngôi trường…
Và trong chúng ta ít ai có nhiều kỷ niệm đẹp về những ngôi trường vỡ lòng "ngày đầu tiên đi học" cấp 1, có chăng là cấp 2, cấp 3 và đại học.
Mỗi cấp học trong đời người học sinh với những kết quả thắng lợi đầu đời: thi vượt cấp 1 để lên cấp 2, thi vượt cấp 2 lên cấp 3 hay rẽ ngang: đi làm, học trung cấp, học nghề, đi bộ đội. Hết cấp 2 là những cánh chim non "Tuổi 15 thèm vỗ cánh bay xa". Và chẳng còn ai nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy, cô bạn bè, bởi cuộc sống muôn vàn thử thách, muôn vàn biến đổi luôn vẫy gọi phía trước?
Nhưng giờ này khi chúng tôi - những chú chích bông, sẻ hôi, ve con mới lột còn ướt cánh, nhưng chú cò con sống trên ngọn các cây sao trên đường Lò - Đúc trước cổng trường thủa nào... lông tơ nhiều hơn lông vũ - nay đã ở lứa tuổi xấp xỉ lục tuần (cái tuổi mà khi gặp nhau, hay hỏi nhau qua điện thoại: ơ mày về hưu chưa? có bệnh thời đại nào không: "huyết áp cao, tiểu đường, da dày, thận, gan gì không ?...Lại cùng ngồi lại bên nhau nhắc lại cả khoảng tuổi thơ quàng khăn đỏ và tuổi "ten" thời mới lớn khi mới biết rung động trước người khác phái học cùng lớp, cùng trường…
Ngày ấy gia đình tôi từ kháng chiến (Việt Bắc) về Hà nội tôi học vỡ lòng đến lớp 3 trường Phương Liệt thì chuyển trường về Lê Ngọc Hân. Em gái tôi nhỏ hơn tôi 2 tuổi nhưng cũng học một lớp: Lớp 4E của thầy Tuất… Lần viết thư mời phụ huynh đi họp đầu năm thầy bảo chỗ ký tên giáo viên chủ nhiệm là Tên Mỗ: Thế là cả lũ học trò nhỏ cứ thế ghi ngay vào sổ là MỖ TUẤT! ngộ thế không biết !
Vì mới chuyển trường mới, thầy mới lại măc cảm con trí thức nghèo (hồi đó không có thành phần trí thức cách mạng mà chỉ có thành phần tiểu tư sản: trong thành phần tiểu tư sản lại chia ra tiểu tử sản trí thức, tiểu tư sản thành thị… con của tiểu tư sản dù là con em cán bộ kháng chiến, hay lưu dụng… đều là tiểu tư sản học sinh. Chỉ có con cán bộ cao cấp từ thứ trưởng trở lên, con em cán bộ miền Nam tập kết học ở các trường miền nam về thì luôn được ưu đãi vật chất và chế độ trong khi đó Ba mình chỉ là trưởng phòng kỹ thuật… mẹ là cán bộ thư viên về vật chất thật là khổ.
Một tháng do bố đau dạ dày nên có 15 kg gạo nếp. Mỗi sáng trước khi đi học mình phải dậy sớm nấu cho bố 1 lon xôi sao cho không có cháy để bố ăn hết. Bữa nào có cháy thì mình còn bị mắng (la rầy) mà các em được miếng cháy xôi, nhưng bố đói. Chưa đến trưa đã đau dạ dày….
Việc nhà thì đủ thứ: cơm, nước,chợ búa, đưa em đi nhà trẻ, lại phải học bằng em. Hai anh em học cùng lớp, nó là con gái nên mọi ưu đãi nhỏ nhoi của một gia đình trí thức nghèo là phải dành hết cho em. Thế là mình phải tìm cách vượt qua cái nghèo, thiếu thốn, mặc cảm… và khi có điều kiện là bung ra.
Nếu các bạn là mình? Các bạn sẽ nghĩ và làm khác mình không? Mới đây xem bộ phim "martin" kể về 1 cô bé 12 tuổi chị cả của một lũ em ….mình thấy thấp thoáng có mình lúc nhỏ.
Nhưng bù lại mình có thầy Tuất, cô Bắc Thành, cô Ngọc, thầy Thanh, thầy Tường, thầy Lộc, thầy Thúy, có lớp: 4E, 5B, 6B, 7B có các bạn cùng lớp như Châu Tấn, Kiều Nga, Trọng Vinh, Trường Phước, Xuân, Lợi, Hàn Ngọc Mai, Tuyết Mai, Kim Lan, Kim Qùy, Lộc,Việt Hùng… Ngọc Giang, Phùng Việt Thắng, Phương Ngân, Ngân Đoá, Bích Vân, Hảo, Bằng Vân,… Hà Chí Huy... nhiều, nhiều lắm mỗi người mỗi vẻ đã giúp đỡ và chuyển hoá "1 học sinh cá biệt dễ gần" trở thành 1 đội viên thiếu niên tiền phong, anh bộ đội cụ Hồ, đoàn viên thanh niên công sản, đảng viên cộng sản….
Và sau 10 năm là anh bộ đội: (2 ba lô 1 cây súng) 1 balô sách luyện thi cấp 3, 1 ba lô quân tư trang (chắc các bạn khó) tin nhưng đó là sự thật, tuy xa Hà-Nội, xa trường, xa lớp.
Nhưng thế hệ bộ đội cụ Hồ chống Mỹ khác với anh bộ đội chống Pháp. Khi ra đi làm anh bộ đội các cô, các chú là giáo mác, tầm vông, trái tim của người nô lệ, nông dân… người nghèo ít học, vùng lên giành quyền sống, quyền làm người.
Nhưng anh bộ đội chống Mỹ cứu nước như: Bùi Ngọc Dương, Bùi Đức Lưu…. trong bài viết của Định xuống địa phủ thăm các chiến hữu đã hy sinh, những bà mẹ Việt Nam anh hùng về tụ nghĩa dưới cờ Diêm chúa. Một nỗi nhớ của người âm với thầy cô bạn bè. Nhưng theo Huệ Chí! Anh bộ đội thời chống Mỹ cứu nước: sau hơn 10 năm sống và trưởng thành dưới chế độ XHCN anh bộ đội Cụ Hồ hầu hết là học sinh cấp 2, Cấp 3, sinh viên năm 1, Năm 2, Năm Cuối ….
Anh bộ đội có trí thức được bác Hồ, Quân đội trao cho các loại vũ khí có trí tuệ để chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả xây dựng XHCN, nhà nước cộng hoà XHCN non trẻ.
Các bạn có biết không mỗi người lính thời ấy ra đi cứu nước như đi trẩy hội, và ai trong chúng tôi khi khoác áo lính là tự cho mình là: Paven Coosagin, Sapaép, hay là anh chí nguyên quân Trung Quốc viện Triều chống Mỹ… Rồi và là anh giải phóng quân. Vì chúng tôi hiểu rằng không đánh Mỹ, không đuổi Mỹ ra khỏi đất nước thì không có Tổ quốc, gia đình sẽ không, ngàn lần không có hạnh phúc. Chắc đọc tới đây các bạn cho rằng tối là anh chàng thần kinh đang tuyên truyền cho Đảng cộng sản? Nhưng cái đáng nhớ thì chẳng nhớ gì?
Không đúng đâu các bạn ạ, bởi đối với mình cái chuyện tưởng như thần kinh lại bắt đầu có cội nguồn của nó với một con người đó: đối với tôi "Chí khỉ, giắt chó, bỏ nhà đi chơi" Năm lơp 4 cuối cấp I, chỉ thực sự học học kỳ 2, vì cả học kỳ 1 là bỏ nhà đi chơi chỉ vì măc cảm mình lớn tuổi va con của một trí thức nghèo!
Nhưng thầy Tuất chủ nhiệm lớp 4E đã nhận dạy dỗ Huệ Chí. Mình không bao giờ quyên bài sử "Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước" mình đã kể tóm tắt khá hay, đủ bằng cả bài giảng trên lớp và thầy Tuất đã cho mình 7 điểm, có thể nói con bảy môn sử là tiền đề cho một con người như mình sau này cho đến bây giờ. Nhưng quan trọng hơn là tập thể cái lớp 4E của trường Lê Ngọc Hân và đặc biệt cô em gái Minh Tâm nhỏ hơn mình 2 tuổi luôn tỏ ra hơn mình…. Nhưng con gái vẫn là con gái và chẳng ai hoàn thiện, thế là mình phải tận dụng sở trường của mình như vẽ tốt, làm thủ công khéo... để nhờ Thái Tâm chỉ lại cho toán, văn... một cuộc thi đua học bằng và kịp em gái… rồi Thái Tâm lại được kết nạp vào đội thiếu niên trước.
Mỗi lần đi cắm trại là mình lại nắm cơm, chuẩn bị cho em vật chất với điều kiện là cho anh đi cùng hoăc rủ vài bạn chưa là đội viên… vượt sông Hồng mùa cạn ra bãi giữa chơi. Tuổi thơ hay dại dột và đam mê khám phá.
Tuổi thơ của mình cùng đầy ắp kỷ niệm với phố phường Hà Nội. Từ cô em gái trong nhà đến những người bạn Miền nam: ngay xưa nhà mình ở trên cái gác xép 15 m2 ở 4 phố Hoà Mã có 2 cây sấu mùa quả là có bạn đến trèo hái. Chà, sấu xanh giầm đường muối ớt… chắc đọc tới đây người Hà-nội ai chẳng chảy nước miếng! Sấu chín còn ngon hơn
Cùng phố nhà số 5 ở bên kia đường là nhà của 3 anh em Kiến Nam, Kiều Nga, Kiều Nhi. Anh Nam học trên bọn mình 1 lớp rất đạo mạo và đàn anh ít chơi với bọn anh em tôi, Chỉ có Kiều Nga học cùng lứa và hơi siêu quậy. Kiều Nga, Quỳnh Anh, Thái Tâm cứ bọn con trai chơi trò gì là đều tham gia: Đánh xèng (Nút bia đập dẹp, cái chì đánh đáo, bắn bi, đánh khăng… tối đến chơi xôvê, trốn tìm, hay ngủ một giấc dậy lấy đèn đi bắt ve sầu… có hôm bọn con gái đánh khăng bi thua phải cõng bọn con trai... bị chế (ghép đôi)… ở trường giờ ra chơi đá cầu, hay chơi ù… Thật vô tư! Ôi, tuổi thơ mỗi thời trong mỗi con người vẫn đẹp.
Có người nhớ tuổi thơ để hoài niệm hay thổn thức. Riêng tôi cám ơn tuổi thơ, cám ơn ngôi trường Lê Ngọc Hân. Thầy bạn đã dẫn dạy cho tôi cách làm người, những kiến thức cơ bản nằm lòng khi tôi ra đời làm anh bộ đội hay làm công chức, làm chiến sĩ, hay chi huy, nhân viên hay cán bộ… sống trong tập thể hay công động thì Huệ Chí này vẫn nhớ đến từng người) các bạn nhớ không Khi học nhạc thầy Cát Tường mở đĩa "Phiên chợ Ba Tư" cóc.. cóc tiếng chân lạc đà to dần, rồi chỗ nầy bán vải… công chúa tới… cóc... cóc nhỏ dần, nhỏ dần... đoàn lạc đà và công chúa đã đi xa vào hoang mạc mênh mông sâu thẳm gió và cát nóng…
Thế đấy! kiến thức âm nhạc ấy đã theo mình suốt cuộc đời đến tận bây giờ: có một lần hồi chiến tranh trên đường hành quân từ miền bắc vào chiến trường B5 đường Chín nam Lào, vào một đêm hè thu, bầu trời khuya chỉ có sao và chị Hằng rù rì trong gió. Mình đứng trong công sự cảnh giới. Bỗng nghe tiếng hò Thanh Hoá của mấy cô thanh niên xung phong tiễn đoàn xe ôtô chạy gấp vào phía Nam, lẫn tiếng cuời nói của máy cô thanh niên xung phong, bộ đôi vận tải:
... Hò ơ ớ hò…Ai ơi chớ lấy lái xe
Cách ba cây số còn ghe mùi dầu. .. hò ơ ớ là
…Hò ơ ớ hò … Hôi dầu thì mặc hôi dầu
Đường thông xe tốt dẫn đầu là anh… Hò ơ ớ hò
Và ... khúc nhạc "Phiên chợ Ba Tư" khơi lại cho mình kỷ niệm thời đi học. Còn mỗi khi lên rừng lấy gỗ làm lam hầm chữ A xây dựng công sự làm nhà, doanh trại thì nhớ thầy THANH dạy Mộc: Tràng, đục móng, bào, xoi làm vì kèo… và cái vốn thợ mộc ngày xưa ấy đã làm cho chất lượng cuộc sống của anh bộ đôi thêm phong phú hơn.
Những kiến thức vật lý cấp hai: định luật Ôm trong toàn mạch I=U/R, mắc nối tiếp tiếp, mắc song song, kiến thức địa lý, gió mùa…. Sau lớp 4E là 5B cô Bắc Thành là chủ nhiệm cô luôn chăm sóc đến các học sinh cá biệt như Huệ Chí. Cô Bắc Thành ngày ấy luôn phát huy các tính tốt, tính trách nhiệm của bọn con trai nào là cán sự văn,cán sự sinh, cán sự toán, mỗi phải học trước bài của ngày mai phải vẽbản đồ, dụng cụ học tập khác, từ con cá, con ếch để tập mổ… các mẫu thực vật,cây, hoá lá làm tiêu bản. Đã giúp lũ học trò nhỏ yêu thiên nhiên, yêu cây cỏ, yêu môi trường nơi mình đang sống và sẽ sống… Như bài hát cô dạy cho chúng tôi ngày ấy:
"Người giáo viên nhân dân, Tâm hồn em tươi mát xanh như bóng lá bàng, trái tim em đỏ nhiệt tình như hoa phương vĩ. Như chim bay mọi khắp miên Em lên đường, tung bay theo nhiều thế hệ cháu Bác Hồ…."
Riêng về hội hoạ… những hiểu biết về hội hoạ phải biết ơn và bặt đầu thừ thầy Thúy "mỗi lần găp nhau nhắc vế thầy là các bạn nam cũng như nữ, nhóm hoạ sĩ nhí một mùa chúng tớ không các câu chuyện của thầy Thúy bằng nét phấn trắng và hình ảnh minh họa sinh động như những cuộn phim truyền hình dài nhiều tập... nhưng với Huệ Chí, ngoài cái chung như các bạn. Qua thầy, ngoài học chính khoá ở lớp nhưng chủ nhật đi chép ký hoạ ở bảo tàng lịch sử, Công viên Tao đàn, công viên Nhà hát lớn... chứa đựng bao nhiêu là kiến thức hội hoạ: chuẩn bị bút chì để ký hoạ chì càng nhiều B càng mềm từ 1B đến 6B, HB là tung bình, càng nhiều H càng cứng cứng có khi rách giấy nhưng chì cứng thì vẽ nét mảnh trong vẽ kỹ thuật rất chuẩn xác, cách xem tranh, sự tương phản giữa tối sáng, bóng của khối... từ khối vẽ mặt người nhìn thẳng, nhìn nghiêng chiều cao của người nam là mấy đầu nữ là mấy đầu, cơ bắp trực tiếp hay qua áo quần, sự tương phản giữa màu nóng, màu lạnh, pha màu cơ bản…
Ba năm học cấp 2 kiến thức thẩm mỹ của thày đã trang bị cho chúng mình nếu ai đó trong chúng ta cầm chì, cầm cọ cũng có thể góp cho đời màu sống của sự sống mỗi ngày, qua báo tường của cơ quan của dơn vị mình đang sống. Đúng vậy, kiến thức hội hoạ từ thầy Thúy với mình là thế đấy!
Khi ở chiến trường B5 Quảng Trị, Khe Sanh mình vẫn có tranh giấy cắt dán gửi về tuyên văn trung đoàn báo tường thi… mà mầu là mực xanh Cửu Long, vàng là thuốc ký ninh, Trắng là kem đánh răng, đen là mực tầu... không có muội than, chì thì dùng cành dương liễu bỏ vào ống bơ bọc đất đốt trong lò… vậy đó, chẳng có gì ngăn người lính.
Học trò của thầy vẽ nhưng cuộc sống lại bọn bề những lo toan, mưu sinh nên vốn hội hoạ chỉ còn là trí thức để thưởng thức và chiêm ngưỡng nhưng bức tranh. Một lẩn trong chiến tranh mình có về Hà Nội đến nhà thầy được thây cho xem bức tranh chất liệu bằng phấn mầu "Các cô cậu học trò đội mũ rơm cầm đèn bắt ve" (làm bằng lọ penicilin cho dầu bấc đục giữa ống bơ sữa bò. .có quai xách. Ánh sáng tập trung nhưng khong lộ sáng) đi học đêm dưới công sự. Từ bức tranh - thông qua những nét vẽ, sự hoà đồng giữa màu vàng rơm lấp ló nhưng khuôn mặt trẻ thơ hồn nhiên vui vè đội mũ rơm đi học… Chiến tranh đấy, chết chóc như phông của nó bóng đêm nhưng vẫn sáng lên của sức sống, trẻ con vẫn vô tư đi tìm, đón cái chữ cho ngày mai của đất nước hoà bình và thống nhất.
Chắc chỉ có thầy mới biết nhưng người mẫu trong tranh của mình hôm nay họ là ai? ! chắc chắn là những người công dân tốt có ích cho đất nước.
Từ nhà trường, từ thầy cô đã góp một phần không nhỏ cho mình - từ một anh lính binh nhì lên đến trợ lý tham mưu Trung đoàn phụ trách khí tượng và vật chất Trung đoàn.
Có một lần thời chống Mỹ mình có về Hà Nội, đến thăm trường, găp cô Hiệu trưởng Tâm Hoà mới biết chồng cô ngày xưa thấy cũng làm khí tượng thầy hỏi mây nào thì mưa..., có phải mây Quy colymus CB, và điều quan trọng là lòng vị tha của cô hiệu trưởng đa không kỷ luật Huệ Chí vì tọi bỏ nhà đi chơi gần hết học kỳ I và vẫn theo rõi sự tiến bộ và trưởng thành của nhữngđứa học trò nghịch ngợm của mình .
Các bạn biết không, ngày lên đường nhập ngũ tháng 2/1965 mình nhỏ thó đứng cuối hàng quân thì gặp nhóm Quỳnh Anh, Kiều Nga... đi tiễn các bạn cùng lớp đi bộ đội. Chí cũng được các bạn tiễn ké: "Chí đi đợt này à bọn tớ có mảnh bóng thám không"… không ngờ đây lại lời tiên đoán định mệnh.
Mình được tuyển vào trung đoàn trinh sát bằng máy đại đội khí tượng pháo binh suốt mười năm, làm anh bộ đi khắp các chiến trường đo mây,đo gió, tính ẩm độ giúp cho mỗi viên đạn của pháo binh, cáo xạ, bắn trúng mục tiêu diệt quân địch ngay từ loạt đạn đầu….
Trong một lần hành quân rèn luyện thể lực chuẩn bị vào chiến trường, mình gặp lại Kiều Nga đang học đại Học Quân y khóa I… Nga chạy ra và la to: "Anh Thuấn"…. Nhầm to rồi! Huệ Chí, anh Minh Tâm đây!… bạn bè chẳng nói gì nhiều bởi người bạn gái thời thơ ấu; Đã có người yêu rồi, Anh Thuấn là phi công và sau này là chồng yêu qúy của Kiều Nga đó !
Hồi đó mình chỉ giao hẹn với Kiều Nga gặp cậu ở hậu phương. Chứ ra chiến trường không bao giờ gặp lại đấy nhé. Thế là sau lần gặp ấy mãi đến năm 1980 mới gặp lại trung tá Kiều Nga tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Bây giờ Kiều Nga Là nhóm trưởng học sinh Lê Ngọc Hân tại thành phố gồm các bạn: Hà Chí Huy, Thái Tâm, Việt Hùng, Huệ, Thu, Luân…
Còn nhớ hồi đó, bước sang bên kia đường Hoà Mã là phố Phạm Đình Hồ, cũng trên một căn gác xép có anh chàng Châu Tấn, "Cậu choi" học sinh miền Nam mới chuyển về khá nghịch ngợm và cũng rất nhiều tài lẻ: vẽ giỏi, văn toán cũng thường thường bậc trung... cũng hơi đẹp giai một tý và hơi hào phóng, mỗi lần học tổ Châu Tấn thường làm "chủ xị ". Khi nào giải bài tập thì phân cho mỗi đứa giải 1 bài theo trình độ, rồi cả nhóm chép lại nếu ai không hiểu thì người đó phải dẫn giải cho hợp lý, nếu đuối lý, ai có ý kiến hay hơn được cả nhóm chấp thuận lấy đó làm bài giải chính và được bảo lưu ý kiến của mình. Nếu mà bị điểm kém ráng chịu. Hậu cần có gì ăn nấy, nhóm ai có gì thì góp, không bắt buộc… Vậy mà cái nhóm láo nháo ấy: Kiều Nga, Châu Tấn, Huệ Chí, Thái Tâm, Giang Bệu, Trường Phước, Xuân, Tuyết Mai... cũng học hết cấp hai.
Năm tháng trôi đi... Chúng tôi đã lớn, đã trưởng thành, đã nghỉ hưu, và thay lời kết bằng bài hát dân ca của quê hương Châu Tấn:
"Nhớ ai! Ai Nhớ?, Bây giờ... nhớ ai, ai nhớ?
Nhớ ai như đứng đống lửa, như ngồi đống than
Nhớ ai…Ra ngẩn, vào ngơ, Nhớ Ai.., Ai nhớ?
Các bạn đọc tới đây chắc rằng: Chí và cả cuộc đời bé nhỏ của mình vẫn nhớ về thầy cô và các bạn nhiều lắm mong một ngày gặp lại các bạn trong Nam hay ngoài Bắc, Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí minh đều qúy báu… Thân yêu !
Học trò lớp 4E trường Lê Ngọc Hân
Sống tại T/P HỒ CHÍ MINH
23 h ngày 22/112006
THÁI HUỆ CHÍ
Tái bút: Sau cuộc vận động này mình mong Châu Tấn, Định và tất cả các bạn cùng viết vè bạn bè mình những mối tình song phương, đơn phương… "Những chuyện tình me xanh… bây giờ mới kể" mà phát pháo đầu tiên là Lộc Qùy đấy nhé. Lớp mình có nhiều lắm đó chỉ sợ chẳng chàng nào, nàng nào dám khai ra, khai ra đi!... sợ gì nào yêu thời me xanh đâu là cái tội, và yêu mà không ẩu, yêu mà thành vợ, thành chồng thủy chung thì đáng trân trọng lắm chứ! Bật mí đi! Sợ gì nào, ai phán xét đâu? Chỉ để sống có nhân bản hơn thôi.
Năm học 1958 -1959 trường LÊ NGỌC HÂN từ một trường thuần nữ cấp 1 bắt đầu nhận cả học sinh nam chúng tôi từ nhiều trường chuyển về với nhiều hy vong của các bậc sinh thành. Không phải vì tên của nàng công chúa Họ Lê…. Kết duyên cùng người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ Quang Trung… Ngôi trường trong ký ức của chúng tôi "Đẹp như công viên, sạch như bệnh viện và kỷ luật như quân đội" ngày ấy,… Bởi trường LÊ NGỌC HÂN mới trên nền trường cũ đã đẹp hơn, đàng hoàng hơn sau tròn gần cả thế kỷ đã đào tạo cho đất nước những con người "căn bản".
Có thể nói ít ai trong thế hệ chúng tôi học từ cấp 1 đến hết cấp 3 tại một ngôi trường…
Và trong chúng ta ít ai có nhiều kỷ niệm đẹp về những ngôi trường vỡ lòng "ngày đầu tiên đi học" cấp 1, có chăng là cấp 2, cấp 3 và đại học.
Mỗi cấp học trong đời người học sinh với những kết quả thắng lợi đầu đời: thi vượt cấp 1 để lên cấp 2, thi vượt cấp 2 lên cấp 3 hay rẽ ngang: đi làm, học trung cấp, học nghề, đi bộ đội. Hết cấp 2 là những cánh chim non "Tuổi 15 thèm vỗ cánh bay xa". Và chẳng còn ai nhớ trường, nhớ lớp, nhớ thầy, cô bạn bè, bởi cuộc sống muôn vàn thử thách, muôn vàn biến đổi luôn vẫy gọi phía trước?
Nhưng giờ này khi chúng tôi - những chú chích bông, sẻ hôi, ve con mới lột còn ướt cánh, nhưng chú cò con sống trên ngọn các cây sao trên đường Lò - Đúc trước cổng trường thủa nào... lông tơ nhiều hơn lông vũ - nay đã ở lứa tuổi xấp xỉ lục tuần (cái tuổi mà khi gặp nhau, hay hỏi nhau qua điện thoại: ơ mày về hưu chưa? có bệnh thời đại nào không: "huyết áp cao, tiểu đường, da dày, thận, gan gì không ?...Lại cùng ngồi lại bên nhau nhắc lại cả khoảng tuổi thơ quàng khăn đỏ và tuổi "ten" thời mới lớn khi mới biết rung động trước người khác phái học cùng lớp, cùng trường…
Ngày ấy gia đình tôi từ kháng chiến (Việt Bắc) về Hà nội tôi học vỡ lòng đến lớp 3 trường Phương Liệt thì chuyển trường về Lê Ngọc Hân. Em gái tôi nhỏ hơn tôi 2 tuổi nhưng cũng học một lớp: Lớp 4E của thầy Tuất… Lần viết thư mời phụ huynh đi họp đầu năm thầy bảo chỗ ký tên giáo viên chủ nhiệm là Tên Mỗ: Thế là cả lũ học trò nhỏ cứ thế ghi ngay vào sổ là MỖ TUẤT! ngộ thế không biết !
Vì mới chuyển trường mới, thầy mới lại măc cảm con trí thức nghèo (hồi đó không có thành phần trí thức cách mạng mà chỉ có thành phần tiểu tư sản: trong thành phần tiểu tư sản lại chia ra tiểu tử sản trí thức, tiểu tư sản thành thị… con của tiểu tư sản dù là con em cán bộ kháng chiến, hay lưu dụng… đều là tiểu tư sản học sinh. Chỉ có con cán bộ cao cấp từ thứ trưởng trở lên, con em cán bộ miền Nam tập kết học ở các trường miền nam về thì luôn được ưu đãi vật chất và chế độ trong khi đó Ba mình chỉ là trưởng phòng kỹ thuật… mẹ là cán bộ thư viên về vật chất thật là khổ.
Một tháng do bố đau dạ dày nên có 15 kg gạo nếp. Mỗi sáng trước khi đi học mình phải dậy sớm nấu cho bố 1 lon xôi sao cho không có cháy để bố ăn hết. Bữa nào có cháy thì mình còn bị mắng (la rầy) mà các em được miếng cháy xôi, nhưng bố đói. Chưa đến trưa đã đau dạ dày….
Việc nhà thì đủ thứ: cơm, nước,chợ búa, đưa em đi nhà trẻ, lại phải học bằng em. Hai anh em học cùng lớp, nó là con gái nên mọi ưu đãi nhỏ nhoi của một gia đình trí thức nghèo là phải dành hết cho em. Thế là mình phải tìm cách vượt qua cái nghèo, thiếu thốn, mặc cảm… và khi có điều kiện là bung ra.
Nếu các bạn là mình? Các bạn sẽ nghĩ và làm khác mình không? Mới đây xem bộ phim "martin" kể về 1 cô bé 12 tuổi chị cả của một lũ em ….mình thấy thấp thoáng có mình lúc nhỏ.
Nhưng bù lại mình có thầy Tuất, cô Bắc Thành, cô Ngọc, thầy Thanh, thầy Tường, thầy Lộc, thầy Thúy, có lớp: 4E, 5B, 6B, 7B có các bạn cùng lớp như Châu Tấn, Kiều Nga, Trọng Vinh, Trường Phước, Xuân, Lợi, Hàn Ngọc Mai, Tuyết Mai, Kim Lan, Kim Qùy, Lộc,Việt Hùng… Ngọc Giang, Phùng Việt Thắng, Phương Ngân, Ngân Đoá, Bích Vân, Hảo, Bằng Vân,… Hà Chí Huy... nhiều, nhiều lắm mỗi người mỗi vẻ đã giúp đỡ và chuyển hoá "1 học sinh cá biệt dễ gần" trở thành 1 đội viên thiếu niên tiền phong, anh bộ đội cụ Hồ, đoàn viên thanh niên công sản, đảng viên cộng sản….
Và sau 10 năm là anh bộ đội: (2 ba lô 1 cây súng) 1 balô sách luyện thi cấp 3, 1 ba lô quân tư trang (chắc các bạn khó) tin nhưng đó là sự thật, tuy xa Hà-Nội, xa trường, xa lớp.
Nhưng thế hệ bộ đội cụ Hồ chống Mỹ khác với anh bộ đội chống Pháp. Khi ra đi làm anh bộ đội các cô, các chú là giáo mác, tầm vông, trái tim của người nô lệ, nông dân… người nghèo ít học, vùng lên giành quyền sống, quyền làm người.
Nhưng anh bộ đội chống Mỹ cứu nước như: Bùi Ngọc Dương, Bùi Đức Lưu…. trong bài viết của Định xuống địa phủ thăm các chiến hữu đã hy sinh, những bà mẹ Việt Nam anh hùng về tụ nghĩa dưới cờ Diêm chúa. Một nỗi nhớ của người âm với thầy cô bạn bè. Nhưng theo Huệ Chí! Anh bộ đội thời chống Mỹ cứu nước: sau hơn 10 năm sống và trưởng thành dưới chế độ XHCN anh bộ đội Cụ Hồ hầu hết là học sinh cấp 2, Cấp 3, sinh viên năm 1, Năm 2, Năm Cuối ….
Anh bộ đội có trí thức được bác Hồ, Quân đội trao cho các loại vũ khí có trí tuệ để chiến đấu bảo vệ tổ quốc, bảo vệ thành quả xây dựng XHCN, nhà nước cộng hoà XHCN non trẻ.
Các bạn có biết không mỗi người lính thời ấy ra đi cứu nước như đi trẩy hội, và ai trong chúng tôi khi khoác áo lính là tự cho mình là: Paven Coosagin, Sapaép, hay là anh chí nguyên quân Trung Quốc viện Triều chống Mỹ… Rồi và là anh giải phóng quân. Vì chúng tôi hiểu rằng không đánh Mỹ, không đuổi Mỹ ra khỏi đất nước thì không có Tổ quốc, gia đình sẽ không, ngàn lần không có hạnh phúc. Chắc đọc tới đây các bạn cho rằng tối là anh chàng thần kinh đang tuyên truyền cho Đảng cộng sản? Nhưng cái đáng nhớ thì chẳng nhớ gì?
Không đúng đâu các bạn ạ, bởi đối với mình cái chuyện tưởng như thần kinh lại bắt đầu có cội nguồn của nó với một con người đó: đối với tôi "Chí khỉ, giắt chó, bỏ nhà đi chơi" Năm lơp 4 cuối cấp I, chỉ thực sự học học kỳ 2, vì cả học kỳ 1 là bỏ nhà đi chơi chỉ vì măc cảm mình lớn tuổi va con của một trí thức nghèo!
Nhưng thầy Tuất chủ nhiệm lớp 4E đã nhận dạy dỗ Huệ Chí. Mình không bao giờ quyên bài sử "Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước" mình đã kể tóm tắt khá hay, đủ bằng cả bài giảng trên lớp và thầy Tuất đã cho mình 7 điểm, có thể nói con bảy môn sử là tiền đề cho một con người như mình sau này cho đến bây giờ. Nhưng quan trọng hơn là tập thể cái lớp 4E của trường Lê Ngọc Hân và đặc biệt cô em gái Minh Tâm nhỏ hơn mình 2 tuổi luôn tỏ ra hơn mình…. Nhưng con gái vẫn là con gái và chẳng ai hoàn thiện, thế là mình phải tận dụng sở trường của mình như vẽ tốt, làm thủ công khéo... để nhờ Thái Tâm chỉ lại cho toán, văn... một cuộc thi đua học bằng và kịp em gái… rồi Thái Tâm lại được kết nạp vào đội thiếu niên trước.
Mỗi lần đi cắm trại là mình lại nắm cơm, chuẩn bị cho em vật chất với điều kiện là cho anh đi cùng hoăc rủ vài bạn chưa là đội viên… vượt sông Hồng mùa cạn ra bãi giữa chơi. Tuổi thơ hay dại dột và đam mê khám phá.
Tuổi thơ của mình cùng đầy ắp kỷ niệm với phố phường Hà Nội. Từ cô em gái trong nhà đến những người bạn Miền nam: ngay xưa nhà mình ở trên cái gác xép 15 m2 ở 4 phố Hoà Mã có 2 cây sấu mùa quả là có bạn đến trèo hái. Chà, sấu xanh giầm đường muối ớt… chắc đọc tới đây người Hà-nội ai chẳng chảy nước miếng! Sấu chín còn ngon hơn
Cùng phố nhà số 5 ở bên kia đường là nhà của 3 anh em Kiến Nam, Kiều Nga, Kiều Nhi. Anh Nam học trên bọn mình 1 lớp rất đạo mạo và đàn anh ít chơi với bọn anh em tôi, Chỉ có Kiều Nga học cùng lứa và hơi siêu quậy. Kiều Nga, Quỳnh Anh, Thái Tâm cứ bọn con trai chơi trò gì là đều tham gia: Đánh xèng (Nút bia đập dẹp, cái chì đánh đáo, bắn bi, đánh khăng… tối đến chơi xôvê, trốn tìm, hay ngủ một giấc dậy lấy đèn đi bắt ve sầu… có hôm bọn con gái đánh khăng bi thua phải cõng bọn con trai... bị chế (ghép đôi)… ở trường giờ ra chơi đá cầu, hay chơi ù… Thật vô tư! Ôi, tuổi thơ mỗi thời trong mỗi con người vẫn đẹp.
Có người nhớ tuổi thơ để hoài niệm hay thổn thức. Riêng tôi cám ơn tuổi thơ, cám ơn ngôi trường Lê Ngọc Hân. Thầy bạn đã dẫn dạy cho tôi cách làm người, những kiến thức cơ bản nằm lòng khi tôi ra đời làm anh bộ đội hay làm công chức, làm chiến sĩ, hay chi huy, nhân viên hay cán bộ… sống trong tập thể hay công động thì Huệ Chí này vẫn nhớ đến từng người) các bạn nhớ không Khi học nhạc thầy Cát Tường mở đĩa "Phiên chợ Ba Tư" cóc.. cóc tiếng chân lạc đà to dần, rồi chỗ nầy bán vải… công chúa tới… cóc... cóc nhỏ dần, nhỏ dần... đoàn lạc đà và công chúa đã đi xa vào hoang mạc mênh mông sâu thẳm gió và cát nóng…
Thế đấy! kiến thức âm nhạc ấy đã theo mình suốt cuộc đời đến tận bây giờ: có một lần hồi chiến tranh trên đường hành quân từ miền bắc vào chiến trường B5 đường Chín nam Lào, vào một đêm hè thu, bầu trời khuya chỉ có sao và chị Hằng rù rì trong gió. Mình đứng trong công sự cảnh giới. Bỗng nghe tiếng hò Thanh Hoá của mấy cô thanh niên xung phong tiễn đoàn xe ôtô chạy gấp vào phía Nam, lẫn tiếng cuời nói của máy cô thanh niên xung phong, bộ đôi vận tải:
... Hò ơ ớ hò…Ai ơi chớ lấy lái xe
Cách ba cây số còn ghe mùi dầu. .. hò ơ ớ là
…Hò ơ ớ hò … Hôi dầu thì mặc hôi dầu
Đường thông xe tốt dẫn đầu là anh… Hò ơ ớ hò
Và ... khúc nhạc "Phiên chợ Ba Tư" khơi lại cho mình kỷ niệm thời đi học. Còn mỗi khi lên rừng lấy gỗ làm lam hầm chữ A xây dựng công sự làm nhà, doanh trại thì nhớ thầy THANH dạy Mộc: Tràng, đục móng, bào, xoi làm vì kèo… và cái vốn thợ mộc ngày xưa ấy đã làm cho chất lượng cuộc sống của anh bộ đôi thêm phong phú hơn.
Những kiến thức vật lý cấp hai: định luật Ôm trong toàn mạch I=U/R, mắc nối tiếp tiếp, mắc song song, kiến thức địa lý, gió mùa…. Sau lớp 4E là 5B cô Bắc Thành là chủ nhiệm cô luôn chăm sóc đến các học sinh cá biệt như Huệ Chí. Cô Bắc Thành ngày ấy luôn phát huy các tính tốt, tính trách nhiệm của bọn con trai nào là cán sự văn,cán sự sinh, cán sự toán, mỗi phải học trước bài của ngày mai phải vẽbản đồ, dụng cụ học tập khác, từ con cá, con ếch để tập mổ… các mẫu thực vật,cây, hoá lá làm tiêu bản. Đã giúp lũ học trò nhỏ yêu thiên nhiên, yêu cây cỏ, yêu môi trường nơi mình đang sống và sẽ sống… Như bài hát cô dạy cho chúng tôi ngày ấy:
"Người giáo viên nhân dân, Tâm hồn em tươi mát xanh như bóng lá bàng, trái tim em đỏ nhiệt tình như hoa phương vĩ. Như chim bay mọi khắp miên Em lên đường, tung bay theo nhiều thế hệ cháu Bác Hồ…."
Riêng về hội hoạ… những hiểu biết về hội hoạ phải biết ơn và bặt đầu thừ thầy Thúy "mỗi lần găp nhau nhắc vế thầy là các bạn nam cũng như nữ, nhóm hoạ sĩ nhí một mùa chúng tớ không các câu chuyện của thầy Thúy bằng nét phấn trắng và hình ảnh minh họa sinh động như những cuộn phim truyền hình dài nhiều tập... nhưng với Huệ Chí, ngoài cái chung như các bạn. Qua thầy, ngoài học chính khoá ở lớp nhưng chủ nhật đi chép ký hoạ ở bảo tàng lịch sử, Công viên Tao đàn, công viên Nhà hát lớn... chứa đựng bao nhiêu là kiến thức hội hoạ: chuẩn bị bút chì để ký hoạ chì càng nhiều B càng mềm từ 1B đến 6B, HB là tung bình, càng nhiều H càng cứng cứng có khi rách giấy nhưng chì cứng thì vẽ nét mảnh trong vẽ kỹ thuật rất chuẩn xác, cách xem tranh, sự tương phản giữa tối sáng, bóng của khối... từ khối vẽ mặt người nhìn thẳng, nhìn nghiêng chiều cao của người nam là mấy đầu nữ là mấy đầu, cơ bắp trực tiếp hay qua áo quần, sự tương phản giữa màu nóng, màu lạnh, pha màu cơ bản…
Ba năm học cấp 2 kiến thức thẩm mỹ của thày đã trang bị cho chúng mình nếu ai đó trong chúng ta cầm chì, cầm cọ cũng có thể góp cho đời màu sống của sự sống mỗi ngày, qua báo tường của cơ quan của dơn vị mình đang sống. Đúng vậy, kiến thức hội hoạ từ thầy Thúy với mình là thế đấy!
Khi ở chiến trường B5 Quảng Trị, Khe Sanh mình vẫn có tranh giấy cắt dán gửi về tuyên văn trung đoàn báo tường thi… mà mầu là mực xanh Cửu Long, vàng là thuốc ký ninh, Trắng là kem đánh răng, đen là mực tầu... không có muội than, chì thì dùng cành dương liễu bỏ vào ống bơ bọc đất đốt trong lò… vậy đó, chẳng có gì ngăn người lính.
Học trò của thầy vẽ nhưng cuộc sống lại bọn bề những lo toan, mưu sinh nên vốn hội hoạ chỉ còn là trí thức để thưởng thức và chiêm ngưỡng nhưng bức tranh. Một lẩn trong chiến tranh mình có về Hà Nội đến nhà thầy được thây cho xem bức tranh chất liệu bằng phấn mầu "Các cô cậu học trò đội mũ rơm cầm đèn bắt ve" (làm bằng lọ penicilin cho dầu bấc đục giữa ống bơ sữa bò. .có quai xách. Ánh sáng tập trung nhưng khong lộ sáng) đi học đêm dưới công sự. Từ bức tranh - thông qua những nét vẽ, sự hoà đồng giữa màu vàng rơm lấp ló nhưng khuôn mặt trẻ thơ hồn nhiên vui vè đội mũ rơm đi học… Chiến tranh đấy, chết chóc như phông của nó bóng đêm nhưng vẫn sáng lên của sức sống, trẻ con vẫn vô tư đi tìm, đón cái chữ cho ngày mai của đất nước hoà bình và thống nhất.
Chắc chỉ có thầy mới biết nhưng người mẫu trong tranh của mình hôm nay họ là ai? ! chắc chắn là những người công dân tốt có ích cho đất nước.
Từ nhà trường, từ thầy cô đã góp một phần không nhỏ cho mình - từ một anh lính binh nhì lên đến trợ lý tham mưu Trung đoàn phụ trách khí tượng và vật chất Trung đoàn.
Có một lần thời chống Mỹ mình có về Hà Nội, đến thăm trường, găp cô Hiệu trưởng Tâm Hoà mới biết chồng cô ngày xưa thấy cũng làm khí tượng thầy hỏi mây nào thì mưa..., có phải mây Quy colymus CB, và điều quan trọng là lòng vị tha của cô hiệu trưởng đa không kỷ luật Huệ Chí vì tọi bỏ nhà đi chơi gần hết học kỳ I và vẫn theo rõi sự tiến bộ và trưởng thành của nhữngđứa học trò nghịch ngợm của mình .
Các bạn biết không, ngày lên đường nhập ngũ tháng 2/1965 mình nhỏ thó đứng cuối hàng quân thì gặp nhóm Quỳnh Anh, Kiều Nga... đi tiễn các bạn cùng lớp đi bộ đội. Chí cũng được các bạn tiễn ké: "Chí đi đợt này à bọn tớ có mảnh bóng thám không"… không ngờ đây lại lời tiên đoán định mệnh.
Mình được tuyển vào trung đoàn trinh sát bằng máy đại đội khí tượng pháo binh suốt mười năm, làm anh bộ đi khắp các chiến trường đo mây,đo gió, tính ẩm độ giúp cho mỗi viên đạn của pháo binh, cáo xạ, bắn trúng mục tiêu diệt quân địch ngay từ loạt đạn đầu….
Trong một lần hành quân rèn luyện thể lực chuẩn bị vào chiến trường, mình gặp lại Kiều Nga đang học đại Học Quân y khóa I… Nga chạy ra và la to: "Anh Thuấn"…. Nhầm to rồi! Huệ Chí, anh Minh Tâm đây!… bạn bè chẳng nói gì nhiều bởi người bạn gái thời thơ ấu; Đã có người yêu rồi, Anh Thuấn là phi công và sau này là chồng yêu qúy của Kiều Nga đó !
Hồi đó mình chỉ giao hẹn với Kiều Nga gặp cậu ở hậu phương. Chứ ra chiến trường không bao giờ gặp lại đấy nhé. Thế là sau lần gặp ấy mãi đến năm 1980 mới gặp lại trung tá Kiều Nga tại Thành Phố Hồ Chí Minh. Bây giờ Kiều Nga Là nhóm trưởng học sinh Lê Ngọc Hân tại thành phố gồm các bạn: Hà Chí Huy, Thái Tâm, Việt Hùng, Huệ, Thu, Luân…
Còn nhớ hồi đó, bước sang bên kia đường Hoà Mã là phố Phạm Đình Hồ, cũng trên một căn gác xép có anh chàng Châu Tấn, "Cậu choi" học sinh miền Nam mới chuyển về khá nghịch ngợm và cũng rất nhiều tài lẻ: vẽ giỏi, văn toán cũng thường thường bậc trung... cũng hơi đẹp giai một tý và hơi hào phóng, mỗi lần học tổ Châu Tấn thường làm "chủ xị ". Khi nào giải bài tập thì phân cho mỗi đứa giải 1 bài theo trình độ, rồi cả nhóm chép lại nếu ai không hiểu thì người đó phải dẫn giải cho hợp lý, nếu đuối lý, ai có ý kiến hay hơn được cả nhóm chấp thuận lấy đó làm bài giải chính và được bảo lưu ý kiến của mình. Nếu mà bị điểm kém ráng chịu. Hậu cần có gì ăn nấy, nhóm ai có gì thì góp, không bắt buộc… Vậy mà cái nhóm láo nháo ấy: Kiều Nga, Châu Tấn, Huệ Chí, Thái Tâm, Giang Bệu, Trường Phước, Xuân, Tuyết Mai... cũng học hết cấp hai.
Năm tháng trôi đi... Chúng tôi đã lớn, đã trưởng thành, đã nghỉ hưu, và thay lời kết bằng bài hát dân ca của quê hương Châu Tấn:
"Nhớ ai! Ai Nhớ?, Bây giờ... nhớ ai, ai nhớ?
Nhớ ai như đứng đống lửa, như ngồi đống than
Nhớ ai…Ra ngẩn, vào ngơ, Nhớ Ai.., Ai nhớ?
Các bạn đọc tới đây chắc rằng: Chí và cả cuộc đời bé nhỏ của mình vẫn nhớ về thầy cô và các bạn nhiều lắm mong một ngày gặp lại các bạn trong Nam hay ngoài Bắc, Hà Nội hay Thành phố Hồ Chí minh đều qúy báu… Thân yêu !
Học trò lớp 4E trường Lê Ngọc Hân
Sống tại T/P HỒ CHÍ MINH
23 h ngày 22/112006
THÁI HUỆ CHÍ
Tái bút: Sau cuộc vận động này mình mong Châu Tấn, Định và tất cả các bạn cùng viết vè bạn bè mình những mối tình song phương, đơn phương… "Những chuyện tình me xanh… bây giờ mới kể" mà phát pháo đầu tiên là Lộc Qùy đấy nhé. Lớp mình có nhiều lắm đó chỉ sợ chẳng chàng nào, nàng nào dám khai ra, khai ra đi!... sợ gì nào yêu thời me xanh đâu là cái tội, và yêu mà không ẩu, yêu mà thành vợ, thành chồng thủy chung thì đáng trân trọng lắm chứ! Bật mí đi! Sợ gì nào, ai phán xét đâu? Chỉ để sống có nhân bản hơn thôi.
Similar topics
» Tấn Định - "Nhớ lắm thầy cô và lớp mình, trường mình..."
» Phạm Ngọc Khôi - Hồi ức Lê Ngọc Hân
» CÔ KIM SA: NHỮNG NĂM THÁNG Ở TRƯỜNG LÊ NGỌC HÂN
» mình muốn hỏi vài điều về trường Lê Ngọc Hân?
» Lê Hoàng Mai - Những kỷ niệm về trường Lê Ngọc Hân
» Phạm Ngọc Khôi - Hồi ức Lê Ngọc Hân
» CÔ KIM SA: NHỮNG NĂM THÁNG Ở TRƯỜNG LÊ NGỌC HÂN
» mình muốn hỏi vài điều về trường Lê Ngọc Hân?
» Lê Hoàng Mai - Những kỷ niệm về trường Lê Ngọc Hân
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết