CÔ KIM SA: NHỮNG NĂM THÁNG Ở TRƯỜNG LÊ NGỌC HÂN
Trang 1 trong tổng số 1 trang
CÔ KIM SA: NHỮNG NĂM THÁNG Ở TRƯỜNG LÊ NGỌC HÂN
NHỮNG NĂM THÁNG Ở TRƯỜNG LÊ NGỌC HÂN
Tôi vào nghề giáo viên từ ngày tiếp quản Thủ đô. Năm đầu tiên tôi dạy ở trường Thanh Quan. Đầu năm 1956 tôi chuyển về dạy ở trường Lê Ngọc Hân, trước dạy cấp 1 sau lên dạy cấp 2. Ở cấp 2 lúc ấy giáo viên không phải chuyên như bây giờ mà phải dạy nhiều môn. Tôi được phân công dạy sinh vật, hóa học và toán. Trong lúc chúng tôi không đựơc đào tạo bài bản đủ các môn như thế nên phải cố gắng tự học để có đủ kiến thức giảng dạy. Năm 1960 tôi được đi dự một lớp bồi dưỡng, thế thôi! Còn lại tôi kiếm các loại sách, ví dụ như quyển sinh vật học của giáo sư Đào Văn Tiến để nghiên cứu tìm hiểu. Về toán thì có nhà tôi giúp cho, các môn khác thì mượn sách ở bạn bè, thư viện, mặc dầu lúc ấy tôi đã có ba đứa con, khá vất vả vì chúng đều còn nhỏ cả, đứa lớn nhất mới 8 tuổi...
Phải nói rằng ngay từ năm đầu về trường Lê Ngọc Hân tôi cũng ngạc nhiên khi phụ huynh học sinh đến xin cho con em mình học đông như thế. Đông đến nỗi nhà trường phải chia ra: hôm nay nhận học sinh ở phố Lò Đúc, ngày mai ở Trần Xuân Soạn, hôm sau nữa nhận ở Hòa Mã... Rốt cuộc thì hết chỗ, phải xẻ bớt sang các trường khác. Điều đó thật ra không có gì là lạ vì trường Lê Ngọc Hân vốn từ xưa đã có tiếng là chăm ngoan và có một đội ngũ giáo viên rất tốt. Tiếng lành đồn xa, năm nào học sinh cũng đầy ắp là vì thế.
Ngay từ những năm 60 nhà trường đã tự tạo ra cho mình truyền thống "đẹp như công viên, sạch như bệnh viện". Dưới bàn tay của thầy và trò, trường phong quang, sáng sủa, đẹp đẽ, mát mẻ, cộng với việc học sinh học giỏi, phong trào văn thể mỹ cũng khá khiến các trường ở Hà Nội tới tham quan, học tập liên tục.
Hẳn tất cả chúng ta đều còn nhớ, khi ấy ngọn cờ đầu của ngành giáo dục miền Bắc là trường Bắc Lý của tỉnh Hà Nam, các nơi đổ về Bắc Lý. Thế mà chính trường Bắc Lý lại cử hẳn một đoàn về Thủ đô để tham quan và học tập trường Lê Ngọc Hân!
Các giáo viên trong trường, đứng đầu là các cô giáo hiệu trưởng Nguyễn Thị Tâm Hoà, Tô Thị Hiền đã phấn đấu hết mình để trường có những thành tích thực sự và bền vững, nhiều giáo viên không những dạy giỏi mà làm các công tác khác, dạy các môn ngoại khoá cũng giỏi, không e ngại khó khăn.
Tôi còn nhớ những khi làm vườn trường, trồng cây, trồng rau... hồi ấy không có phân hóa học như bây giờ mà phải bón bằng phân bắc. Lúc đầu giáo viên cũng e ngại lắm, nhất là các giáo viên Thủ đô, nhưng rồi mọi người cũng mạnh dạn kéo phân, ủ phân, làm gương lao động tốt cho học trò. Về sau chúng tôi có cả một khu vườn trường xanh tốt, cây trái xum xuê, chính là thành quả lao động của thầy trò. Ai mà chẳng vui!
Ấn tượng mạnh mẽ nhất của tôi đối với trường là các em ở đây ngoan lắm. Tuổi còn nhỏ, hiếu động, nghịch ngợm nhưng rất ngoan, không bao giờ vô lễ, không bao giờ nói tục, chửi bậy, rất có ý thức hướng thiện. Trong suốt những năm dạy học sinh ở trường bản thân tôi chưa bao giờ phải la mắng học sinh, chưa bao giờ phạt, bắt các em đứng quay mặt vào tường, chưa bao giờ bắt các em làm kiểm điểm. Tôi quan niệm rằng các em còn nhỏ, nhiều điều chưa biết. Mình vừa là người lớn, vừa là thầy cô, lại có uy quyền, khôn hơn nhiều, nói gì mà các em chả phải nghe, bắt bẻ điều gì mà các em chẳng phải sợ. Nhưng nếu bắt buộc các em nghe, làm cho các em phải sợ thì đó chỉ là sợ trước mặt mà thôi.
Tôi thật lòng thương yêu các em. Thương con mình như thế nào thì tôi thương các em như vậy. Có chuyện gì tôi cũng tế nhị và nhẹ nhàng gỡ rối, kết hợp với gia đình nhưng tuyệt đối không làm tổn thương hay ảnh hưởng tới danh dự các em. Có chuyện gì bất thường là tôi lân la tìm hiểu thật kỹ càng, có những lời khuyên, lời dặn dò tôi chỉ cần nói thoảng qua là các em cũng hiểu. Lê Hoàng Mai học lực đầu còn yếu nhưng dần dần tiến bộ rõ, tôi cho em lên báo cáo điển hình về hoc tập, em Chiêm Diệu Ái lúc đầu còn có những mặc cảm trong gia đình, nhưng em tới nhà tôi học tập một thời gian sau thì tiến bộ và và vui vẻ an tâm, học hành tới nơi tới chốn.
Có thể nói trong các trường mà tôi đã dạy thì Lê Ngọc Hân đã để lại dấu ấn tốt đẹp nhất trong tôi, tôi nhớ những gương mặt của các đồng nghiệp, nhớ nhiều gương mặt của các học trò, nhớ sân trường, bóng cây, khu vườn nhỏ năm nào... bởi vì tất cả đối với tôi đã trở nên thân thiết lạ thường dù thời gian hơn nửa thế kỷ đã trôi qua!
Tháng 11 năm 2006
Cô giáo PHẠM KIM SA
Tôi vào nghề giáo viên từ ngày tiếp quản Thủ đô. Năm đầu tiên tôi dạy ở trường Thanh Quan. Đầu năm 1956 tôi chuyển về dạy ở trường Lê Ngọc Hân, trước dạy cấp 1 sau lên dạy cấp 2. Ở cấp 2 lúc ấy giáo viên không phải chuyên như bây giờ mà phải dạy nhiều môn. Tôi được phân công dạy sinh vật, hóa học và toán. Trong lúc chúng tôi không đựơc đào tạo bài bản đủ các môn như thế nên phải cố gắng tự học để có đủ kiến thức giảng dạy. Năm 1960 tôi được đi dự một lớp bồi dưỡng, thế thôi! Còn lại tôi kiếm các loại sách, ví dụ như quyển sinh vật học của giáo sư Đào Văn Tiến để nghiên cứu tìm hiểu. Về toán thì có nhà tôi giúp cho, các môn khác thì mượn sách ở bạn bè, thư viện, mặc dầu lúc ấy tôi đã có ba đứa con, khá vất vả vì chúng đều còn nhỏ cả, đứa lớn nhất mới 8 tuổi...
Phải nói rằng ngay từ năm đầu về trường Lê Ngọc Hân tôi cũng ngạc nhiên khi phụ huynh học sinh đến xin cho con em mình học đông như thế. Đông đến nỗi nhà trường phải chia ra: hôm nay nhận học sinh ở phố Lò Đúc, ngày mai ở Trần Xuân Soạn, hôm sau nữa nhận ở Hòa Mã... Rốt cuộc thì hết chỗ, phải xẻ bớt sang các trường khác. Điều đó thật ra không có gì là lạ vì trường Lê Ngọc Hân vốn từ xưa đã có tiếng là chăm ngoan và có một đội ngũ giáo viên rất tốt. Tiếng lành đồn xa, năm nào học sinh cũng đầy ắp là vì thế.
Ngay từ những năm 60 nhà trường đã tự tạo ra cho mình truyền thống "đẹp như công viên, sạch như bệnh viện". Dưới bàn tay của thầy và trò, trường phong quang, sáng sủa, đẹp đẽ, mát mẻ, cộng với việc học sinh học giỏi, phong trào văn thể mỹ cũng khá khiến các trường ở Hà Nội tới tham quan, học tập liên tục.
Hẳn tất cả chúng ta đều còn nhớ, khi ấy ngọn cờ đầu của ngành giáo dục miền Bắc là trường Bắc Lý của tỉnh Hà Nam, các nơi đổ về Bắc Lý. Thế mà chính trường Bắc Lý lại cử hẳn một đoàn về Thủ đô để tham quan và học tập trường Lê Ngọc Hân!
Các giáo viên trong trường, đứng đầu là các cô giáo hiệu trưởng Nguyễn Thị Tâm Hoà, Tô Thị Hiền đã phấn đấu hết mình để trường có những thành tích thực sự và bền vững, nhiều giáo viên không những dạy giỏi mà làm các công tác khác, dạy các môn ngoại khoá cũng giỏi, không e ngại khó khăn.
Tôi còn nhớ những khi làm vườn trường, trồng cây, trồng rau... hồi ấy không có phân hóa học như bây giờ mà phải bón bằng phân bắc. Lúc đầu giáo viên cũng e ngại lắm, nhất là các giáo viên Thủ đô, nhưng rồi mọi người cũng mạnh dạn kéo phân, ủ phân, làm gương lao động tốt cho học trò. Về sau chúng tôi có cả một khu vườn trường xanh tốt, cây trái xum xuê, chính là thành quả lao động của thầy trò. Ai mà chẳng vui!
Ấn tượng mạnh mẽ nhất của tôi đối với trường là các em ở đây ngoan lắm. Tuổi còn nhỏ, hiếu động, nghịch ngợm nhưng rất ngoan, không bao giờ vô lễ, không bao giờ nói tục, chửi bậy, rất có ý thức hướng thiện. Trong suốt những năm dạy học sinh ở trường bản thân tôi chưa bao giờ phải la mắng học sinh, chưa bao giờ phạt, bắt các em đứng quay mặt vào tường, chưa bao giờ bắt các em làm kiểm điểm. Tôi quan niệm rằng các em còn nhỏ, nhiều điều chưa biết. Mình vừa là người lớn, vừa là thầy cô, lại có uy quyền, khôn hơn nhiều, nói gì mà các em chả phải nghe, bắt bẻ điều gì mà các em chẳng phải sợ. Nhưng nếu bắt buộc các em nghe, làm cho các em phải sợ thì đó chỉ là sợ trước mặt mà thôi.
Tôi thật lòng thương yêu các em. Thương con mình như thế nào thì tôi thương các em như vậy. Có chuyện gì tôi cũng tế nhị và nhẹ nhàng gỡ rối, kết hợp với gia đình nhưng tuyệt đối không làm tổn thương hay ảnh hưởng tới danh dự các em. Có chuyện gì bất thường là tôi lân la tìm hiểu thật kỹ càng, có những lời khuyên, lời dặn dò tôi chỉ cần nói thoảng qua là các em cũng hiểu. Lê Hoàng Mai học lực đầu còn yếu nhưng dần dần tiến bộ rõ, tôi cho em lên báo cáo điển hình về hoc tập, em Chiêm Diệu Ái lúc đầu còn có những mặc cảm trong gia đình, nhưng em tới nhà tôi học tập một thời gian sau thì tiến bộ và và vui vẻ an tâm, học hành tới nơi tới chốn.
Có thể nói trong các trường mà tôi đã dạy thì Lê Ngọc Hân đã để lại dấu ấn tốt đẹp nhất trong tôi, tôi nhớ những gương mặt của các đồng nghiệp, nhớ nhiều gương mặt của các học trò, nhớ sân trường, bóng cây, khu vườn nhỏ năm nào... bởi vì tất cả đối với tôi đã trở nên thân thiết lạ thường dù thời gian hơn nửa thế kỷ đã trôi qua!
Tháng 11 năm 2006
Cô giáo PHẠM KIM SA
Similar topics
» Lê Hoàng Mai - Những kỷ niệm về trường Lê Ngọc Hân
» Trường Lê Ngọc Hân
» Huệ Chí - Chuyện của tôi và thầy cô, bạn bè trường Lê Ngọc Hân
» mình muốn hỏi vài điều về trường Lê Ngọc Hân?
» THẦY LÊ NGỌC THANH: NGÔI TRƯỜNG MÀ TÔI NHỚ NHẤT
» Trường Lê Ngọc Hân
» Huệ Chí - Chuyện của tôi và thầy cô, bạn bè trường Lê Ngọc Hân
» mình muốn hỏi vài điều về trường Lê Ngọc Hân?
» THẦY LÊ NGỌC THANH: NGÔI TRƯỜNG MÀ TÔI NHỚ NHẤT
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết