Tấn Định - "Nhớ lắm thầy cô và lớp mình, trường mình..."
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tấn Định - "Nhớ lắm thầy cô và lớp mình, trường mình..."
"NHỚ LẮM THẦY CÔ VÀ LỚP MÌNH, TRƯỜNG MÌNH..."
Để có được những phút giây bình yên ngồi viết những trang hồi ức này, để có được những cuộc gặp mặt thường niên của thầy trò chúng mình, các bạn đã ngã xuống!
Thắng, Lưu, Hà, Hà, Vinh yêu quý!
Những dòng dưới đây không chỉ là để dành cho các bạn, không chỉ để tưởng nhớ các bạn.
Đó chính là bài viết của các bạn!
Chiều nay ở Văn Điển về, mệt bã hết cả người. Cũng không nhớ là đã ăn gì nữa, hình như Vũ Tuyết Mai chiêu đãi phở bò Tuệ Tĩnh với quẩy nóng Chợ Hôm thì phải. Phở gì mà ngon dã man! Thấy mình cứ xuýt xoa khen phở ngon, cái Mai nó bảo "Chắc vì Định đang đói đấy thôi!". Chỉ nhớ được có thế rồi mình thiếp đi lúc nào không biết.
Bỗng ai đó lay lay, đập đập vào người bảo:
- Này, đến rồi, đến nơi rồi!
- Đến nơi là đến nơi nào?
- Ơ, cái ông này, ông nhờ tôi đưa đi mà lại hỏi linh tinh gì thế!
Bây giờ mình mới để ý đến ông ta. Đó là một người đàn ông trông cổ lổ, mặc áo gấm thêu, chân đi hia đỏ, đầu đội mũ cánh chuồn trông cứ như phường tuồng. Thấy mình nhìn săm soi, ông ta có vẻ khó chịu, chỉ tay vào phía trong một cái cổng to đùng, nói:
- Đấy, ông vào đấy mà hỏi.
Mình cứ thế đi vào, thấy có ba bà cụ ngồi nhai trầu nói chuyện rì rầm ở ghế đá dưới gốc cây hoa sứ cổ thụ gần ngay cổng, một cụ nhìn ra nói:
- Con tìm Vinh phải không, nhà nó kia kìa!
Bây giờ tôi mới để ý, nhà cửa ở đây cứ đều tăm tắp, ngay ngắn, đường ngang lối dọc. Trước cửa mỗi nhà đều có gắn biển, đề rõ họ tên chủ nhà nên rất dễ tìm. Nhiều nhà còn cẩn thận gắn cả ảnh chủ nhà lên cửa, trông cũng oách ra phết! Phạm Trọng Vinh kia rồi, nó vừa đi ra vừa cười:
- Mày sang đây làm gì?
- Ơ cái thằng này, tao sang thăm mày không được sao!
- Thế Châu Tấn đâu không đi, lần trước nó đi cùng mày sang đây mà.
- Nó bận, nó bảo tao sang nhờ mày đưa đi thăm thằng Lưu, Đức Lưu. Mày đi được không?
- Được chứ sao không! Ôi, rõ chết tiệt...
- Cái gì vậy ?
- À, không có gì đâu. Xin lỗi nhé, tại tao quen mồm thôi, từ sau cái đận bị bọn phỉ ở rừng Lào nó tương cho một quả chống tăng, bây giờ cái chân vẫn còn đau. Đấy...oái..! Để tao đưa mày đi.
Thấy tôi còn chần chừ, Vinh hỏi:
- Hình như mày còn có điều gì...
Tôi nhìn Vinh, giọng cầu khẩn:
- Hay mày dẫn tao gặp cái Hảo trước, rồi rủ nó cùng đi thăm thằng Lưu, được không? Tao quên chưa đưa cho Hảo cái này. Nói rồi tôi chìa cho Vinh xem tờ giấy màu vàng có rất nhiều chữ Phạn viết loằng ngoằng. Thấy vậy, Vinh trừng mắt nhìn tôi, giọng như quát:
- Mày vừa nói gì? Mày điên à!
Chắc thấy cái mặt thộn ra của tôi, cũng có thể thấy hơi quá lời, nó hạ giọng:
- Phải sau bốn chín ngày, mày hiểu chưa!
Tôi lặng im không nói gì, chỉ rụt rè hỏi thêm, cái ông ăn mặc như phường tuồng lúc nãy dẫn tôi vào là ai. Nó giảng giải:
- Thần Thổ Địa đấy. Không có ông ấy đưa đi, đến mùng thất mày cũng chưa tìm được đến đây. Xuống đây phải giữ mồm giữ miệng, nghe chưa!
- À ra thế! Thế còn mấy cụ bà ngồi ngoài kia?
- Các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng đấy , mày không thấy ngôi sao ở ngực áo các cụ à. Nhà các cụ ở dãy trên cùng kia kìa. Thôi đi kẻo muộn. Nào, nhắm mắt lại, thế, thế...!
Cứ nghe gió vù vù thổi bên tai, khí lạnh bao trùm khắp chốn, người nhẹ tâng như bay trên mây. Phút chốc đã thấy dừng lại. Giọng Vinh rành rọt:
- Thôi, đến nơi rồi, mở mắt ra đi !
Thì mở mắt, sợ gì. Tôi mở mắt ra thật. Một cảnh tượng hoành tráng hiện ra trước mắt: Những toà tháp nguy nga, những lâu đài tráng lệ, những đài tưởng niệm, những bức phù điêu, đâu đâu cũng nức thơm mùi hương trầm ấm cúng thiêng liêng. Rất đông là bộ đội, phần lớn trong số họ mặc trang phục Quân Giải phóng, giọng Nam Bộ, giọng Quảng Nam, giọng Huế nghe dễ thương đáo để. Một người mặc quân phục chỉnh tề đi đến, chăm chắm nhìn tôi nhưng lại chào rồi hỏi thằng Vinh:
- Thằng nào đây, mày?
- Thằng Định, Tấn Định, có thể mày không nhớ nó đâu. Nó là em họ Thạch Sơn Hàng Chuối. Nó ngồi cạnh con Thuý Hương chúa ăn quà vặt ấy, nhớ chưa?
Té ra là Đức Lưu, Đức Lưu nhìn xoáy vào tôi:
- Vẫn trọ trẹ miền Trung, đúng không?
- Thì vưỡn! Nhưng mày chết rồi cơ mà!
- Ơ, cái thằng này. Tao chết lúc nào, tao chỉ hy sinh thôi. Mày không thấy gì kia à?
Tôi nhìn theo tay Lưu chỉ, trên tháp cao vời vợi là lung linh dòng chữ "Tổ Quốc Ghi Công", chạy dọc theo bức phù điêu bằng đá quý là dòng chữ "Đời Đời Bất Tử". Ừ, quả là hoành tráng thật, chúng nó đâu có chết! Tôi hỏi Lưu:
- Tao tưởng mày về quê cùng anh Bùi Ngọc Dương rồi cơ mà?
- À, nhà thì chuyển về đấy, nhưng tao công tác ở đây. "Công tác ở đây", nghe thằng Lưu nói thế mình bỗng đâm hoang mang, lạnh hết cả sống lưng. Thế nghĩa là thế nào? Thật chẳng còn hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao nữa!
Nãy giờ mải nói chuyện tôi quên không để ý một bác luống tuổi có râu ngồi hút thuốc vặt ở ghế đá cạnh bên. Thằng Vinh hỏi Lưu:
- Cụ nào đấy mày?
- Cụ nào? Thằng Hải vừa vào chơi với tao đấy, cụ nào!
Bấy giờ tôi mới tá hoả tam tinh, đúng là Hải Cẩu thật, nó đây rồi, trông nó vẫn thế, vẫn gầy đét nhưng có phần khoẻ hơn trước đây. Tôi bẹo tai nó:
- Tao tưởng mày mang len vào đan cho thằng Lưu cái quần chớ!
Hải Cẩu búng cái mẩu thuốc lá ra xa trông rất điệu nghệ làm tôi ngỡ ngàng: Nó học được cái búng tay điệu đàng này lúc nào vậy? Nó giơ nắm đấm về phía tôi:
- Mày láo lếu vừa chứ, tao bảo con ma nó bóp cổ mày!
Đức Lưu cười thoải mái :
- Thì mày là ma rồi việc gì phải nhờ vả ai. Tao bảo, mày cho nó một chưởng!
Hải Cẩu thích chí cười toe toét, choàng lấy vai tôi. Người nó lạnh toát. Tôi bảo nó:
- Mặc thêm áo vào đi. Mày có giỏi thì tìm thằng Thắng về đây cho vui, Đức Thắng Lò Đúc ấy, nhớ không?
- Thì nó kia kìa, tìm đâu cho mệt. Phải nó đấy không?
Đúng là Đức Thắng rồi, thằng này thiêng thật, trông nó chả khác ngày xưa là mấy. Nó bảo:
- Tấn Định hả! Hôm mày đến tìm nhà tao ở 117 Lò Đúc, tao biết. Nhưng chúng mày đến chậm quá, bà già tao xuống dưới này lâu rồi. May mà chúng mày còn tìm được anh Hoá, giỏi thật. Mày tìm được Lâm Bẹt với Trọng Cộ chưa? Chúng nó không còn ở đấy nữa đâu. Thế mày chưa lên tướng à?
Hải Cẩu đứng bên xì móm:
- Tướng tiếc gì thằng này. Mà lớp mình chỉ cần một thằng lên tướng là được rồi!
Đức Lưu đang nói gì với Vinh, nghe thế liền quay sang:
- Thằng nào? Mày bảo thằng nào lớp mình lên tướng?
- Thì Châu Tấn chứ thằng nào. Tao nghe nói nó ở Liên Đoàn Cờ tướng. Thì có là tướng họ mới nhận vào làm ở đó chớ, đúng không?
Cả bọn cười bò, cười nghiêng ngả, làm lũ đom đóm quanh đó vụt bay lên như sao sa. Đúng là được một hôm Diêm Vương đi vắng!
Đang cười, tự nhiên thấy Đức Thắng ngồi thần mặt ra, tôi hỏi nó:
- Nhớ lớp à? Thế mày có nhớ tên mấy đứa trong lớp không? Cả bọn lớp A nữa, nhớ không?
- Sao không! Để tao đọc họ tên từng đứa mày nghe, xem có bỏ sót đứa nào không nhé!
Hải Cẩu xen vào:
- Thôi đi ông, đọc đọc cái gì, người ta kiêng đấy. Lỡ ra Nam Tào Bắc Đẩu nghe được, ghi tuốt vào sổ tử, có phải đi đứt cả lũ chúng nó không!
- Mày thì biết cái gì mà cũng tham gia.
Giọng thằng Vinh:
- Thôi đừng cãi nhau nữa, bọn mày làm tao nhớ thằng Đào Việt Sơn quá. Thằng Sơn này là chúa nghịch, mùa hè về đêm hắn toàn giả vờ đi soi đèn bắt ve sầu để rình bắt bọn con gái mới cấp hai mà đã sớm yêu với đương. Nó kể có con bé gì nhà ở gần vườn hoa Pátstơ mày nhớ không? À con Liên, đúng rồi!
- Chả nhớ! Mà có chi tiết ly kỳ thế sao bọn tao không biết nhỉ!
- Thì mày với Thạch Sơn chỉ ru rú ở nhà có đi chơi đêm bao giờ đâu mà đòi biết với không. Mà ông bà già bọn mày nghiêm thế, các cụ vẫn ở Hàng Chuối hả?
- Đâu có, các cụ chuyển hộ khẩu về Mai Dịch lâu rồi.
- Vậy mà tao không biết, chia buồn với mày nha! Cái chiều mày với Đào Việt Sơn đến thăm bà già tao ở Ngõ 2 Hàng Chuối trông thằng Sơn vẫn liến thoắng, còn mày, sao trông đù đờ vậy?
- Thì lâu ngày không đến, sợ bà già mày nhận ra lại cho ăn mắng, thành ra cứ ú ớ hột thị. Mà tao tưởng mày về đằng 74 Tô Hiến Thành chỗ cái Yến chứ, mày còn lai vãng cả Hàng Chuối nữa cơ à?
Trọng Vinh phân trần:
- Thường thì mồng Bảy tháng Năm âm lịch tao mới về Tô Hiến Thành, ngày giỗ của tao mà. Còn con bé Chi Mai với thằng cu Bảo vẫn ở đằng này với bà nội và chú nó để còn đi học thành ra tao cũng phải về Hàng Chuối nữa chứ!
Đức Lưu vừa đưa Hải Cẩu đi trình Quan Thổ Địa về, góp chuyện:
- Thổ Địa chê thằng này còm quá định không cho vào sổ chúng mày ạ! Mà hôm cả lớp xuống thăm bà già và ông anh tao ở Giáp Nhị tao xúc động quá, làm cháy cả bát hương. Thấy vợ chồng Quỳ Lộc đến cả hai, tao mừng cho chúng nó...
- Tiện đây tao hỏi thật nhé, nếu có nói có, nếu không coi như không có câu hỏi này. Ngày xưa mày yêu cái Quỳ đúng không? Có thì cứ thú nhận đi, bọn tao không xử lý gì đâu, mày khỏi lo!
- Thằng này hỏi vớ hỏi vẩn. Yêu với đương gì cái tuổi đó, thật ra chỉ thích nhau, thì cũng như mày thích cái Nguyên Hạnh ấy, đúng không.
- Ơ thằng này, ai bảo tao thích cái Nguyên Hạnh?
- Thôi thôi ! Này, mà nhớ là ngày mồng ba tháng mười một âm lịch bọn mày đến nhé.
- Ngày gì mà bảo chúng nó đến?
- Ôi trời, ngày giỗ tao chứ còn ngày gì, thằng này đúng là lẩm cẩm.
Thấy Đức Lưu công kích tôi, thằng Vinh nhắc:
- Thôi, mày định nói gì với nó thì nói đi không lại quên.
Thấy Đức Lưu trao đổi gì đó với thằng Thắng, rồi ra vẻ trịnh trọng:
- Thế này Định này, tao nhận được cái trát của bọn mày, chả hiểu đứa nào đốt mà nó lại bay xuống tận đây. Mày biết đấy, viết lách gì bọn tao, bận bỏ cha. Thôi giao cho Tấn Định này này, có gì mày viết lại cho tử tế, xong nộp cho Châu Tấn, được không? Được thì nói được, còn gật mà không làm là không xong với bọn này đâu!
- Tao biết bọn mày nghĩ gì, muốn nói cái gì mà viết. Tao chịu!
Đức Lưu vẻ đăm chiêu như một Chính trị viên, cuối cùng nó nói:
- Tấn Định này, thì có sao nói vậy, thấy gì viết nấy, hiện thực xã hội chủ nghĩa mà. Cẩu kia, mày cười cái gì? Nhớ là đến câu này mày viết chữ in hoa cho bọn tao: "NHỚ LẮM THẦY CÔ VÀ LỚP MÌNH, TRƯỜNG MÌNH, TRƯỜNG LÊ NGỌC HÂN, TRÊN PHỐ LÒ ĐÚC, CÓ HÀNG SAO ĐEN..."
Nó nói mà cứ như là đang đọc thơ vậy. Lặng đi một lúc, nó tiếp:
- Mà lớp mình hay thật, tao chưa thấy lớp nào như lớp mình... Tao thấy nhớ lớp mình quá...!
Nghe nó nói, cổ họng tôi tự nhiên thấy nghèn nghẹn, cay cay nơi sống mũi. Văng vẳng có tiếng gà eo óc, cố nén xúc động, tôi bảo:
- Thôi, tớ về đây, muộn rồi. Lần sau lại vào, lần tới còn phải đi thăm Trường Phước, rồi cô Hiền, cô Bảo Ngọc nữa.
Không ngờ Đức Lưu nói:
- Nếu lần tới thăm thầy cô, phải thăm cả thầy Tuất, thầy Lộc, thầy Phạm Cát Tường, thầy Nguyễn Trọng Hợp, cô Hoà nữa chứ.
- Ơ, thằng này thế mà khá, mày nhớ được nhiều nhẩy!
- Chuyện! Mày khỏi phải khen!
Thấy mấy đứa chúng tôi quá lưu luyến không sao dứt ra được, đám tân binh đội mũ tai bèo đang chuỵện trò rôm rả bỗng im bặt, khẽ giơ tay, vẫy vẫy.
Bỗng nhiên Đức Lưu quay về phía tôi, nói run run, giọng nó nhẹ như hơi thở, chưa bao giờ tôi thấy nó xúc động đến vậy:
- Nhớ nói với các bạn trong lớp, đừng quên bọn tao. Tất cả vẫn còn đó, vẫn như xưa, nếu bọn mày còn biết nghĩ đến. Đừng bao giờ quên, đừng bao giờ...
Người tôi run lên, tôi lặng đi trong vòng tay của nó.
Tôi lấy hết sức cố vùng vẫy.
Tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa, cả người mỏi nhừ, bàn tay phải của tôi vẫn còn khư khư nắm chặt như giữ một vật gì. Nhẹ nhàng tôi hé mở bàn tay, sửng sốt thấy trong lòng bàn tay nóng hầm hập là lá bùa thầy Lân cho hôm chủ nhật, định lúc xuống Văn Điển sẽ hoá cho Tạ Minh Hảo, không ngờ sau đó quên mất lại cầm theo về.
Tôi cứ nằm yên như vậy rất lâu, định thần rất lâu với những suy nghĩ mông lung. Chắc chắn không phải là mình nằm mơ rồi. Tất cả đều là có thực. Không thực sao được khi tôi thử đưa tay lên má, nước mắt vẫn còn chảy tràn, mằn mặn trên môi...!
Thân yêu tặng Thầy Cô và các bạn cùng lớp
NGUYỄN TẤN ĐỊNH
Để có được những phút giây bình yên ngồi viết những trang hồi ức này, để có được những cuộc gặp mặt thường niên của thầy trò chúng mình, các bạn đã ngã xuống!
Thắng, Lưu, Hà, Hà, Vinh yêu quý!
Những dòng dưới đây không chỉ là để dành cho các bạn, không chỉ để tưởng nhớ các bạn.
Đó chính là bài viết của các bạn!
Chiều nay ở Văn Điển về, mệt bã hết cả người. Cũng không nhớ là đã ăn gì nữa, hình như Vũ Tuyết Mai chiêu đãi phở bò Tuệ Tĩnh với quẩy nóng Chợ Hôm thì phải. Phở gì mà ngon dã man! Thấy mình cứ xuýt xoa khen phở ngon, cái Mai nó bảo "Chắc vì Định đang đói đấy thôi!". Chỉ nhớ được có thế rồi mình thiếp đi lúc nào không biết.
Bỗng ai đó lay lay, đập đập vào người bảo:
- Này, đến rồi, đến nơi rồi!
- Đến nơi là đến nơi nào?
- Ơ, cái ông này, ông nhờ tôi đưa đi mà lại hỏi linh tinh gì thế!
Bây giờ mình mới để ý đến ông ta. Đó là một người đàn ông trông cổ lổ, mặc áo gấm thêu, chân đi hia đỏ, đầu đội mũ cánh chuồn trông cứ như phường tuồng. Thấy mình nhìn săm soi, ông ta có vẻ khó chịu, chỉ tay vào phía trong một cái cổng to đùng, nói:
- Đấy, ông vào đấy mà hỏi.
Mình cứ thế đi vào, thấy có ba bà cụ ngồi nhai trầu nói chuyện rì rầm ở ghế đá dưới gốc cây hoa sứ cổ thụ gần ngay cổng, một cụ nhìn ra nói:
- Con tìm Vinh phải không, nhà nó kia kìa!
Bây giờ tôi mới để ý, nhà cửa ở đây cứ đều tăm tắp, ngay ngắn, đường ngang lối dọc. Trước cửa mỗi nhà đều có gắn biển, đề rõ họ tên chủ nhà nên rất dễ tìm. Nhiều nhà còn cẩn thận gắn cả ảnh chủ nhà lên cửa, trông cũng oách ra phết! Phạm Trọng Vinh kia rồi, nó vừa đi ra vừa cười:
- Mày sang đây làm gì?
- Ơ cái thằng này, tao sang thăm mày không được sao!
- Thế Châu Tấn đâu không đi, lần trước nó đi cùng mày sang đây mà.
- Nó bận, nó bảo tao sang nhờ mày đưa đi thăm thằng Lưu, Đức Lưu. Mày đi được không?
- Được chứ sao không! Ôi, rõ chết tiệt...
- Cái gì vậy ?
- À, không có gì đâu. Xin lỗi nhé, tại tao quen mồm thôi, từ sau cái đận bị bọn phỉ ở rừng Lào nó tương cho một quả chống tăng, bây giờ cái chân vẫn còn đau. Đấy...oái..! Để tao đưa mày đi.
Thấy tôi còn chần chừ, Vinh hỏi:
- Hình như mày còn có điều gì...
Tôi nhìn Vinh, giọng cầu khẩn:
- Hay mày dẫn tao gặp cái Hảo trước, rồi rủ nó cùng đi thăm thằng Lưu, được không? Tao quên chưa đưa cho Hảo cái này. Nói rồi tôi chìa cho Vinh xem tờ giấy màu vàng có rất nhiều chữ Phạn viết loằng ngoằng. Thấy vậy, Vinh trừng mắt nhìn tôi, giọng như quát:
- Mày vừa nói gì? Mày điên à!
Chắc thấy cái mặt thộn ra của tôi, cũng có thể thấy hơi quá lời, nó hạ giọng:
- Phải sau bốn chín ngày, mày hiểu chưa!
Tôi lặng im không nói gì, chỉ rụt rè hỏi thêm, cái ông ăn mặc như phường tuồng lúc nãy dẫn tôi vào là ai. Nó giảng giải:
- Thần Thổ Địa đấy. Không có ông ấy đưa đi, đến mùng thất mày cũng chưa tìm được đến đây. Xuống đây phải giữ mồm giữ miệng, nghe chưa!
- À ra thế! Thế còn mấy cụ bà ngồi ngoài kia?
- Các Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng đấy , mày không thấy ngôi sao ở ngực áo các cụ à. Nhà các cụ ở dãy trên cùng kia kìa. Thôi đi kẻo muộn. Nào, nhắm mắt lại, thế, thế...!
Cứ nghe gió vù vù thổi bên tai, khí lạnh bao trùm khắp chốn, người nhẹ tâng như bay trên mây. Phút chốc đã thấy dừng lại. Giọng Vinh rành rọt:
- Thôi, đến nơi rồi, mở mắt ra đi !
Thì mở mắt, sợ gì. Tôi mở mắt ra thật. Một cảnh tượng hoành tráng hiện ra trước mắt: Những toà tháp nguy nga, những lâu đài tráng lệ, những đài tưởng niệm, những bức phù điêu, đâu đâu cũng nức thơm mùi hương trầm ấm cúng thiêng liêng. Rất đông là bộ đội, phần lớn trong số họ mặc trang phục Quân Giải phóng, giọng Nam Bộ, giọng Quảng Nam, giọng Huế nghe dễ thương đáo để. Một người mặc quân phục chỉnh tề đi đến, chăm chắm nhìn tôi nhưng lại chào rồi hỏi thằng Vinh:
- Thằng nào đây, mày?
- Thằng Định, Tấn Định, có thể mày không nhớ nó đâu. Nó là em họ Thạch Sơn Hàng Chuối. Nó ngồi cạnh con Thuý Hương chúa ăn quà vặt ấy, nhớ chưa?
Té ra là Đức Lưu, Đức Lưu nhìn xoáy vào tôi:
- Vẫn trọ trẹ miền Trung, đúng không?
- Thì vưỡn! Nhưng mày chết rồi cơ mà!
- Ơ, cái thằng này. Tao chết lúc nào, tao chỉ hy sinh thôi. Mày không thấy gì kia à?
Tôi nhìn theo tay Lưu chỉ, trên tháp cao vời vợi là lung linh dòng chữ "Tổ Quốc Ghi Công", chạy dọc theo bức phù điêu bằng đá quý là dòng chữ "Đời Đời Bất Tử". Ừ, quả là hoành tráng thật, chúng nó đâu có chết! Tôi hỏi Lưu:
- Tao tưởng mày về quê cùng anh Bùi Ngọc Dương rồi cơ mà?
- À, nhà thì chuyển về đấy, nhưng tao công tác ở đây. "Công tác ở đây", nghe thằng Lưu nói thế mình bỗng đâm hoang mang, lạnh hết cả sống lưng. Thế nghĩa là thế nào? Thật chẳng còn hiểu đầu cua tai nheo ra làm sao nữa!
Nãy giờ mải nói chuyện tôi quên không để ý một bác luống tuổi có râu ngồi hút thuốc vặt ở ghế đá cạnh bên. Thằng Vinh hỏi Lưu:
- Cụ nào đấy mày?
- Cụ nào? Thằng Hải vừa vào chơi với tao đấy, cụ nào!
Bấy giờ tôi mới tá hoả tam tinh, đúng là Hải Cẩu thật, nó đây rồi, trông nó vẫn thế, vẫn gầy đét nhưng có phần khoẻ hơn trước đây. Tôi bẹo tai nó:
- Tao tưởng mày mang len vào đan cho thằng Lưu cái quần chớ!
Hải Cẩu búng cái mẩu thuốc lá ra xa trông rất điệu nghệ làm tôi ngỡ ngàng: Nó học được cái búng tay điệu đàng này lúc nào vậy? Nó giơ nắm đấm về phía tôi:
- Mày láo lếu vừa chứ, tao bảo con ma nó bóp cổ mày!
Đức Lưu cười thoải mái :
- Thì mày là ma rồi việc gì phải nhờ vả ai. Tao bảo, mày cho nó một chưởng!
Hải Cẩu thích chí cười toe toét, choàng lấy vai tôi. Người nó lạnh toát. Tôi bảo nó:
- Mặc thêm áo vào đi. Mày có giỏi thì tìm thằng Thắng về đây cho vui, Đức Thắng Lò Đúc ấy, nhớ không?
- Thì nó kia kìa, tìm đâu cho mệt. Phải nó đấy không?
Đúng là Đức Thắng rồi, thằng này thiêng thật, trông nó chả khác ngày xưa là mấy. Nó bảo:
- Tấn Định hả! Hôm mày đến tìm nhà tao ở 117 Lò Đúc, tao biết. Nhưng chúng mày đến chậm quá, bà già tao xuống dưới này lâu rồi. May mà chúng mày còn tìm được anh Hoá, giỏi thật. Mày tìm được Lâm Bẹt với Trọng Cộ chưa? Chúng nó không còn ở đấy nữa đâu. Thế mày chưa lên tướng à?
Hải Cẩu đứng bên xì móm:
- Tướng tiếc gì thằng này. Mà lớp mình chỉ cần một thằng lên tướng là được rồi!
Đức Lưu đang nói gì với Vinh, nghe thế liền quay sang:
- Thằng nào? Mày bảo thằng nào lớp mình lên tướng?
- Thì Châu Tấn chứ thằng nào. Tao nghe nói nó ở Liên Đoàn Cờ tướng. Thì có là tướng họ mới nhận vào làm ở đó chớ, đúng không?
Cả bọn cười bò, cười nghiêng ngả, làm lũ đom đóm quanh đó vụt bay lên như sao sa. Đúng là được một hôm Diêm Vương đi vắng!
Đang cười, tự nhiên thấy Đức Thắng ngồi thần mặt ra, tôi hỏi nó:
- Nhớ lớp à? Thế mày có nhớ tên mấy đứa trong lớp không? Cả bọn lớp A nữa, nhớ không?
- Sao không! Để tao đọc họ tên từng đứa mày nghe, xem có bỏ sót đứa nào không nhé!
Hải Cẩu xen vào:
- Thôi đi ông, đọc đọc cái gì, người ta kiêng đấy. Lỡ ra Nam Tào Bắc Đẩu nghe được, ghi tuốt vào sổ tử, có phải đi đứt cả lũ chúng nó không!
- Mày thì biết cái gì mà cũng tham gia.
Giọng thằng Vinh:
- Thôi đừng cãi nhau nữa, bọn mày làm tao nhớ thằng Đào Việt Sơn quá. Thằng Sơn này là chúa nghịch, mùa hè về đêm hắn toàn giả vờ đi soi đèn bắt ve sầu để rình bắt bọn con gái mới cấp hai mà đã sớm yêu với đương. Nó kể có con bé gì nhà ở gần vườn hoa Pátstơ mày nhớ không? À con Liên, đúng rồi!
- Chả nhớ! Mà có chi tiết ly kỳ thế sao bọn tao không biết nhỉ!
- Thì mày với Thạch Sơn chỉ ru rú ở nhà có đi chơi đêm bao giờ đâu mà đòi biết với không. Mà ông bà già bọn mày nghiêm thế, các cụ vẫn ở Hàng Chuối hả?
- Đâu có, các cụ chuyển hộ khẩu về Mai Dịch lâu rồi.
- Vậy mà tao không biết, chia buồn với mày nha! Cái chiều mày với Đào Việt Sơn đến thăm bà già tao ở Ngõ 2 Hàng Chuối trông thằng Sơn vẫn liến thoắng, còn mày, sao trông đù đờ vậy?
- Thì lâu ngày không đến, sợ bà già mày nhận ra lại cho ăn mắng, thành ra cứ ú ớ hột thị. Mà tao tưởng mày về đằng 74 Tô Hiến Thành chỗ cái Yến chứ, mày còn lai vãng cả Hàng Chuối nữa cơ à?
Trọng Vinh phân trần:
- Thường thì mồng Bảy tháng Năm âm lịch tao mới về Tô Hiến Thành, ngày giỗ của tao mà. Còn con bé Chi Mai với thằng cu Bảo vẫn ở đằng này với bà nội và chú nó để còn đi học thành ra tao cũng phải về Hàng Chuối nữa chứ!
Đức Lưu vừa đưa Hải Cẩu đi trình Quan Thổ Địa về, góp chuyện:
- Thổ Địa chê thằng này còm quá định không cho vào sổ chúng mày ạ! Mà hôm cả lớp xuống thăm bà già và ông anh tao ở Giáp Nhị tao xúc động quá, làm cháy cả bát hương. Thấy vợ chồng Quỳ Lộc đến cả hai, tao mừng cho chúng nó...
- Tiện đây tao hỏi thật nhé, nếu có nói có, nếu không coi như không có câu hỏi này. Ngày xưa mày yêu cái Quỳ đúng không? Có thì cứ thú nhận đi, bọn tao không xử lý gì đâu, mày khỏi lo!
- Thằng này hỏi vớ hỏi vẩn. Yêu với đương gì cái tuổi đó, thật ra chỉ thích nhau, thì cũng như mày thích cái Nguyên Hạnh ấy, đúng không.
- Ơ thằng này, ai bảo tao thích cái Nguyên Hạnh?
- Thôi thôi ! Này, mà nhớ là ngày mồng ba tháng mười một âm lịch bọn mày đến nhé.
- Ngày gì mà bảo chúng nó đến?
- Ôi trời, ngày giỗ tao chứ còn ngày gì, thằng này đúng là lẩm cẩm.
Thấy Đức Lưu công kích tôi, thằng Vinh nhắc:
- Thôi, mày định nói gì với nó thì nói đi không lại quên.
Thấy Đức Lưu trao đổi gì đó với thằng Thắng, rồi ra vẻ trịnh trọng:
- Thế này Định này, tao nhận được cái trát của bọn mày, chả hiểu đứa nào đốt mà nó lại bay xuống tận đây. Mày biết đấy, viết lách gì bọn tao, bận bỏ cha. Thôi giao cho Tấn Định này này, có gì mày viết lại cho tử tế, xong nộp cho Châu Tấn, được không? Được thì nói được, còn gật mà không làm là không xong với bọn này đâu!
- Tao biết bọn mày nghĩ gì, muốn nói cái gì mà viết. Tao chịu!
Đức Lưu vẻ đăm chiêu như một Chính trị viên, cuối cùng nó nói:
- Tấn Định này, thì có sao nói vậy, thấy gì viết nấy, hiện thực xã hội chủ nghĩa mà. Cẩu kia, mày cười cái gì? Nhớ là đến câu này mày viết chữ in hoa cho bọn tao: "NHỚ LẮM THẦY CÔ VÀ LỚP MÌNH, TRƯỜNG MÌNH, TRƯỜNG LÊ NGỌC HÂN, TRÊN PHỐ LÒ ĐÚC, CÓ HÀNG SAO ĐEN..."
Nó nói mà cứ như là đang đọc thơ vậy. Lặng đi một lúc, nó tiếp:
- Mà lớp mình hay thật, tao chưa thấy lớp nào như lớp mình... Tao thấy nhớ lớp mình quá...!
Nghe nó nói, cổ họng tôi tự nhiên thấy nghèn nghẹn, cay cay nơi sống mũi. Văng vẳng có tiếng gà eo óc, cố nén xúc động, tôi bảo:
- Thôi, tớ về đây, muộn rồi. Lần sau lại vào, lần tới còn phải đi thăm Trường Phước, rồi cô Hiền, cô Bảo Ngọc nữa.
Không ngờ Đức Lưu nói:
- Nếu lần tới thăm thầy cô, phải thăm cả thầy Tuất, thầy Lộc, thầy Phạm Cát Tường, thầy Nguyễn Trọng Hợp, cô Hoà nữa chứ.
- Ơ, thằng này thế mà khá, mày nhớ được nhiều nhẩy!
- Chuyện! Mày khỏi phải khen!
Thấy mấy đứa chúng tôi quá lưu luyến không sao dứt ra được, đám tân binh đội mũ tai bèo đang chuỵện trò rôm rả bỗng im bặt, khẽ giơ tay, vẫy vẫy.
Bỗng nhiên Đức Lưu quay về phía tôi, nói run run, giọng nó nhẹ như hơi thở, chưa bao giờ tôi thấy nó xúc động đến vậy:
- Nhớ nói với các bạn trong lớp, đừng quên bọn tao. Tất cả vẫn còn đó, vẫn như xưa, nếu bọn mày còn biết nghĩ đến. Đừng bao giờ quên, đừng bao giờ...
Người tôi run lên, tôi lặng đi trong vòng tay của nó.
Tôi lấy hết sức cố vùng vẫy.
Tỉnh dậy, mồ hôi đầm đìa, cả người mỏi nhừ, bàn tay phải của tôi vẫn còn khư khư nắm chặt như giữ một vật gì. Nhẹ nhàng tôi hé mở bàn tay, sửng sốt thấy trong lòng bàn tay nóng hầm hập là lá bùa thầy Lân cho hôm chủ nhật, định lúc xuống Văn Điển sẽ hoá cho Tạ Minh Hảo, không ngờ sau đó quên mất lại cầm theo về.
Tôi cứ nằm yên như vậy rất lâu, định thần rất lâu với những suy nghĩ mông lung. Chắc chắn không phải là mình nằm mơ rồi. Tất cả đều là có thực. Không thực sao được khi tôi thử đưa tay lên má, nước mắt vẫn còn chảy tràn, mằn mặn trên môi...!
Thân yêu tặng Thầy Cô và các bạn cùng lớp
NGUYỄN TẤN ĐỊNH
Similar topics
» Tấn Định - nhớ về mái trường xưa (thơ)
» mình muốn hỏi vài điều về trường Lê Ngọc Hân?
» Huệ Chí - Chuyện của tôi và thầy cô, bạn bè trường Lê Ngọc Hân
» Tân Định - Tiếng gọi từ miền ký ức
» THẦY LÊ NGỌC THANH: NGÔI TRƯỜNG MÀ TÔI NHỚ NHẤT
» mình muốn hỏi vài điều về trường Lê Ngọc Hân?
» Huệ Chí - Chuyện của tôi và thầy cô, bạn bè trường Lê Ngọc Hân
» Tân Định - Tiếng gọi từ miền ký ức
» THẦY LÊ NGỌC THANH: NGÔI TRƯỜNG MÀ TÔI NHỚ NHẤT
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết