Tân Định - Tiếng gọi từ miền ký ức
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tân Định - Tiếng gọi từ miền ký ức
TIẾNG GỌI TỪ MIỀN KÝ ỨC
Ban đầu tôi đặt tít cho bài viết này là "Tiếng gọi từ con tim" nghe có vẻ văn hoa và da diết tình đời. Nhưng thực tế thì tôi đã kịp nghe con tim cất tiếng gọi đâu, mà là tiếng Châu Tấn gọi qua điện thoại. Tấn thông báo vài ngày tới họ sẽ phá dỡ ngôi trường cũ để xây mới hoàn toàn.
Đúng là một tin giật gân! Nếu còn ở cái tuổi cắp sách tới trường thì đây quả là một tin vui, vui bởi vì thế nào cũng sẽ được nghỉ học, sau đó sẽ được ngồi học trong một ngôi trường khang trang oách xà cừ! Nhưng đã ở cái tuổi tri thiên mệnh hay còn gọi là "xế bóng sang chiều" thì ít ai muốn có sự thay đổi. Tư duy đó xuất phát từ tuổi tác một phần, nhưng sâu xa hơn, có lẽ là do những kỷ niệm gắn bó một thời ấu thơ với ngôi trường thân yêu. Biết rằng vào dịp ấy mình đi công tác vắng, chắc sẽ không được chứng kiến sự kiện thiêng liêng đó nên tôi đã một mình bách bộ đến cổng trường, qua khe cửa hẹp, tôi nhìn thật lâu vào bên trong, ngắm nhìn ngôi nhà hai tầng cổ kính rêu phong quen thuộc, nhìn lại sân trường rợp mát bóng cây chứa đầy kỷ niệm. Cứ nghĩ đến lúc không còn ngôi nhà hai tầng này nữa, trên khoảnh đất này dù có mọc lên một công trình nguy nga hoành tráng đến mấy, lòng vẫn rưng rưng một nỗi niềm luyến tiếc và man mác buồn... Thế rồi bao nhiêu cảm xúc trào dâng, bao nhiêu ký ức bất giác ùa về.
Còn nhớ, ngày nhập trường tôi là một cậu học trò nhỏ con đen đủi từ miền quê Lệ Thuỷ Quảng Bình đầy gió Lào và cát trắng. Giọng nói lại trọ trẹ khó nghe nên tôi rất ngại giao tiếp, luôn sống thu mình khi ở trên lớp, chỉ dám tinh tướng lúc chơi với bọn con trai lớp dưới cùng phố Hàng Chuối. Ở quê tôi là dân sông nước, biết bơi từ thuở mặc quần thủng đít, rất thạo trò vật tự do, lại còn biết cả món đấm bốc tay trần không găng nên Thạch Sơn, anh họ tôi rất khoái, luôn dùng tôi để doạ bọn trẻ con cùng phố. Những tối đi dạy bình dân học vụ trong khu nhà của cô Kim Sa, bọn trẻ cấp một nhìn tôi ngưỡng mộ lắm. Thế mà ở trường, cứ mỗi lần ra chơi là tôi phải ù chạy thật nhanh ra sân sau có vườn địa lý, không chỉ vì nơi đó là lãnh địa của bọn con trai, mà bởi vì tôi sợ bắt gặp thằng Lâm, không nhớ nó học lớp nào nhưng trông nó rất to con, chuyên đội mũ nồi đen trễ một bên trông thật dễ sợ. Mà đúng là dễ sợ thật vì nó đứng lừng lững như thế, không hiểu sao có lần tôi lại chạy va vào người nó, bị nó túm tóc, rồi bẻ quặt tay ra sau lưng đau điếng mà không dám kêu. Nó bắt tôi phải gọi nó bằng anh. Sau này tìm hiểu ra tôi mới biết nó được chuyển từ một trường Học sinh Miền Nam về, hèn gì!
Ấm ức mãi chuyện bị nó bắt nạt, tôi cứ nghĩ trong bụng "Mày mà oánh ông thì cũng như mày oánh bố mày thôi, con ạ!". Mãi sau này khi được học lên các lớp trên tôi mới phát hiện ra rằng, té ra hồi bé mình cũng đã có sẵn tinh thần AQ rồi, kinh thật! Có lẽ đó là ấn tượng khủng khiếp nhất mà tôi có được vào thời kỳ tân binh của trường Lê Ngọc Hân, nó đã vượt quá nỗi ám ảnh sợ ma của tôi, nó đã làm cho lũ ma đói ở dưới hầm trường bị tụt liền mấy đẳng cấp, trở thành không là cái đinh rỉ gì so với thằng Lâm "mũ nồi đen" cả ! Từ đó tôi mới dám bắt chước hội Việt Sơn, Xuân Hùng mon men chui xuống cửa hầm giấu xèng để khỏi bị thầy tịch thu ở trên lớp. Dần dà tôi còn dám chui sâu vào trong để nhòm qua ô cửa hẹp thông gió có chắn các tấm lưới sắt rỉ hoét cũ kỹ. Trước đó bố bảo cũng không dám vì bọn thằng Hiển và Phương "min" doạ là trong đó chất đầy đầu lâu người chết từ nạn đói bốn lăm và còn đầy khí độc!
Hôm đến thăm nhà Trọng Vinh thế nào lai đi nhầm vào Ngõ 1 Hàng Chuối, mới sực nhớ ra lả ở đây ngày xưa còn có Xí nghiệp dệt khăn mặt và bít tất, những buổi đi học thực hành thật là vui mặc dù công việc được giao chỉ là tập nối sợi đứt, cứ tưởng đơn giản nhưng tập mãi không được. Không hiểu sao hồi đó chủ nhật đi gặt lúa giúp dân ở ngoại thành chỉ chọn một số đi, như tôi và Sơn phải ở nhà. Đến sáng thứ hai lúc chào cờ tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy bọn con gái cứ giấm dúi với nhau những bông lúa vàng ươm để giành được từ hôm trước, thỉnh thoảng lại lôi ra "cắn chắt" ra chiều thích thú lắm. Một nhóm khác cứ kể đi kể lại mỗi một chuyện có tên nào đó trong nhóm bị đỉa cắn, nghe ra nghiêm trọng lắm làm tôi cứ tưởng bà này bị đỉa cắn vào chỗ hiểm, té ra nó chỉ bám vào mu bàn chân, thế mà cứ ầm ĩ cả lên, thật là buồn cười. Những chuyện như vậy ở quê quá đỗi bình thường nên tôi ngạc nhiên cũng phải, vì thấy nét mặt bà nào cũng rất "nghiêm trọng"! Hay là mình thuộc diện nhà nông có đai đen, vậy thì phải kiêu lên một tý mới được!
Cứ mỗi chiều đông đến là tôi lại nhớ nhà không chịu được, tôi trốn đi lang thang trên phố, quá cổng trường đến đầu Lò Đúc, rẽ trái theo Lê Văn Hưu, tôi thường dừng lại rất lâu trước một tổ ép nhựa nằm bên số lẻ, say sưa nhìn các chú công nhân thao tác thoăn thoắt, đổ các hạt nhựa vào, cầm một cái vô-lăng quay quay, kéo một cái cần xuống rồi lại thả cho nó tự bật lên, có tiếng vật gì đó rơi xuống khay, chú công nhân nhặt lên cho vào hộp. Tôi nhìn kỹ và hết sức thú vị: một cái thân bút máy Trường Sơn quen thuộc, té ra nó được chế tạo như thế này đây! Đó là những kiến thức thực tế đầu tiên trong đời mà tôi học được về Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá!
Tôi cũng thích lang thang trên phố một mình để được tự do hát những bài hát mà lời đã được cải biên, đã được bọn trẻ con chế lại rất nhảm nhí. Ở nhà, mẹ cấm tiệt không cho tôi và Sơn hát nhảm nhí kiểu đó. Tôi vừa đi một mình vừa nghêu ngao "Một hôm chúng em rủ nhau cùng đi chơi phố. Thấy hai ông xe đâm thẳng luôn vào nhau. Một ông gẫy chân, một ông nằm đè lên xe..." Đó là đoạn lời được chế tác từ một bài hát chúng tôi được tập và thuộc lời ngay dưới mái trường Lê Ngọc Hân thân yêu. Từ đầu cho đến cuối bài hát là những ca từ mượt mà và đẹp tuyệt vời, chúng cứ khắc sâu trong tâm hồn non trẻ và theo chúng tôi đi suốt cuộc đời, để mỗi khi nhắc lại một đôi câu thôi cũng đủ làm cho chúng ta cảm thấy thiết tha yêu quê hương miền Nam và tự hào về đất nước mình, như những câu "Miền Nam chúng em có bao tài nguyên phong phú. Trái cây xanh tươi trên khắp đất Cần Thơ... Đước Cà Mau, rừng dừa Long Xuyên. Em bé Châu Thành là ngọn đuốc thiêng...". Bất luận nghịch ngợm tếu táo thế nào, tình yêu mảnh đất Miền Nam đã ăn sâu một cách tự nhiên vào trong máu thịt của thế hệ chúng tôi. Và có lẽ nhờ đó, lứa học sinh đi bộ đội như Đức Lưu, Đức Thắng sẵn sàng vào Nam chiến đấu với một niềm tin son sắt và tình cảm thiêng liêng là đi giải phóng quê nhà! Hồ hởi, phấn chấn và từng bước chân hành quân của các anh thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước.
Cám ơn mái trường thân yêu, cám ơn Thầy Cô yêu quý, đã bằng tình yêu của mình không chỉ truyền đạt cho chúng em kiến thức của nhân loại, mà còn dạy chúng em đạo làm Người và trách nhiệm của người công dân yêu nước!
Tháng 11 năm 2006
NGUYỄN TẤN ĐỊNH
Ban đầu tôi đặt tít cho bài viết này là "Tiếng gọi từ con tim" nghe có vẻ văn hoa và da diết tình đời. Nhưng thực tế thì tôi đã kịp nghe con tim cất tiếng gọi đâu, mà là tiếng Châu Tấn gọi qua điện thoại. Tấn thông báo vài ngày tới họ sẽ phá dỡ ngôi trường cũ để xây mới hoàn toàn.
Đúng là một tin giật gân! Nếu còn ở cái tuổi cắp sách tới trường thì đây quả là một tin vui, vui bởi vì thế nào cũng sẽ được nghỉ học, sau đó sẽ được ngồi học trong một ngôi trường khang trang oách xà cừ! Nhưng đã ở cái tuổi tri thiên mệnh hay còn gọi là "xế bóng sang chiều" thì ít ai muốn có sự thay đổi. Tư duy đó xuất phát từ tuổi tác một phần, nhưng sâu xa hơn, có lẽ là do những kỷ niệm gắn bó một thời ấu thơ với ngôi trường thân yêu. Biết rằng vào dịp ấy mình đi công tác vắng, chắc sẽ không được chứng kiến sự kiện thiêng liêng đó nên tôi đã một mình bách bộ đến cổng trường, qua khe cửa hẹp, tôi nhìn thật lâu vào bên trong, ngắm nhìn ngôi nhà hai tầng cổ kính rêu phong quen thuộc, nhìn lại sân trường rợp mát bóng cây chứa đầy kỷ niệm. Cứ nghĩ đến lúc không còn ngôi nhà hai tầng này nữa, trên khoảnh đất này dù có mọc lên một công trình nguy nga hoành tráng đến mấy, lòng vẫn rưng rưng một nỗi niềm luyến tiếc và man mác buồn... Thế rồi bao nhiêu cảm xúc trào dâng, bao nhiêu ký ức bất giác ùa về.
Còn nhớ, ngày nhập trường tôi là một cậu học trò nhỏ con đen đủi từ miền quê Lệ Thuỷ Quảng Bình đầy gió Lào và cát trắng. Giọng nói lại trọ trẹ khó nghe nên tôi rất ngại giao tiếp, luôn sống thu mình khi ở trên lớp, chỉ dám tinh tướng lúc chơi với bọn con trai lớp dưới cùng phố Hàng Chuối. Ở quê tôi là dân sông nước, biết bơi từ thuở mặc quần thủng đít, rất thạo trò vật tự do, lại còn biết cả món đấm bốc tay trần không găng nên Thạch Sơn, anh họ tôi rất khoái, luôn dùng tôi để doạ bọn trẻ con cùng phố. Những tối đi dạy bình dân học vụ trong khu nhà của cô Kim Sa, bọn trẻ cấp một nhìn tôi ngưỡng mộ lắm. Thế mà ở trường, cứ mỗi lần ra chơi là tôi phải ù chạy thật nhanh ra sân sau có vườn địa lý, không chỉ vì nơi đó là lãnh địa của bọn con trai, mà bởi vì tôi sợ bắt gặp thằng Lâm, không nhớ nó học lớp nào nhưng trông nó rất to con, chuyên đội mũ nồi đen trễ một bên trông thật dễ sợ. Mà đúng là dễ sợ thật vì nó đứng lừng lững như thế, không hiểu sao có lần tôi lại chạy va vào người nó, bị nó túm tóc, rồi bẻ quặt tay ra sau lưng đau điếng mà không dám kêu. Nó bắt tôi phải gọi nó bằng anh. Sau này tìm hiểu ra tôi mới biết nó được chuyển từ một trường Học sinh Miền Nam về, hèn gì!
Ấm ức mãi chuyện bị nó bắt nạt, tôi cứ nghĩ trong bụng "Mày mà oánh ông thì cũng như mày oánh bố mày thôi, con ạ!". Mãi sau này khi được học lên các lớp trên tôi mới phát hiện ra rằng, té ra hồi bé mình cũng đã có sẵn tinh thần AQ rồi, kinh thật! Có lẽ đó là ấn tượng khủng khiếp nhất mà tôi có được vào thời kỳ tân binh của trường Lê Ngọc Hân, nó đã vượt quá nỗi ám ảnh sợ ma của tôi, nó đã làm cho lũ ma đói ở dưới hầm trường bị tụt liền mấy đẳng cấp, trở thành không là cái đinh rỉ gì so với thằng Lâm "mũ nồi đen" cả ! Từ đó tôi mới dám bắt chước hội Việt Sơn, Xuân Hùng mon men chui xuống cửa hầm giấu xèng để khỏi bị thầy tịch thu ở trên lớp. Dần dà tôi còn dám chui sâu vào trong để nhòm qua ô cửa hẹp thông gió có chắn các tấm lưới sắt rỉ hoét cũ kỹ. Trước đó bố bảo cũng không dám vì bọn thằng Hiển và Phương "min" doạ là trong đó chất đầy đầu lâu người chết từ nạn đói bốn lăm và còn đầy khí độc!
Hôm đến thăm nhà Trọng Vinh thế nào lai đi nhầm vào Ngõ 1 Hàng Chuối, mới sực nhớ ra lả ở đây ngày xưa còn có Xí nghiệp dệt khăn mặt và bít tất, những buổi đi học thực hành thật là vui mặc dù công việc được giao chỉ là tập nối sợi đứt, cứ tưởng đơn giản nhưng tập mãi không được. Không hiểu sao hồi đó chủ nhật đi gặt lúa giúp dân ở ngoại thành chỉ chọn một số đi, như tôi và Sơn phải ở nhà. Đến sáng thứ hai lúc chào cờ tôi thật sự ngạc nhiên khi thấy bọn con gái cứ giấm dúi với nhau những bông lúa vàng ươm để giành được từ hôm trước, thỉnh thoảng lại lôi ra "cắn chắt" ra chiều thích thú lắm. Một nhóm khác cứ kể đi kể lại mỗi một chuyện có tên nào đó trong nhóm bị đỉa cắn, nghe ra nghiêm trọng lắm làm tôi cứ tưởng bà này bị đỉa cắn vào chỗ hiểm, té ra nó chỉ bám vào mu bàn chân, thế mà cứ ầm ĩ cả lên, thật là buồn cười. Những chuyện như vậy ở quê quá đỗi bình thường nên tôi ngạc nhiên cũng phải, vì thấy nét mặt bà nào cũng rất "nghiêm trọng"! Hay là mình thuộc diện nhà nông có đai đen, vậy thì phải kiêu lên một tý mới được!
Cứ mỗi chiều đông đến là tôi lại nhớ nhà không chịu được, tôi trốn đi lang thang trên phố, quá cổng trường đến đầu Lò Đúc, rẽ trái theo Lê Văn Hưu, tôi thường dừng lại rất lâu trước một tổ ép nhựa nằm bên số lẻ, say sưa nhìn các chú công nhân thao tác thoăn thoắt, đổ các hạt nhựa vào, cầm một cái vô-lăng quay quay, kéo một cái cần xuống rồi lại thả cho nó tự bật lên, có tiếng vật gì đó rơi xuống khay, chú công nhân nhặt lên cho vào hộp. Tôi nhìn kỹ và hết sức thú vị: một cái thân bút máy Trường Sơn quen thuộc, té ra nó được chế tạo như thế này đây! Đó là những kiến thức thực tế đầu tiên trong đời mà tôi học được về Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá!
Tôi cũng thích lang thang trên phố một mình để được tự do hát những bài hát mà lời đã được cải biên, đã được bọn trẻ con chế lại rất nhảm nhí. Ở nhà, mẹ cấm tiệt không cho tôi và Sơn hát nhảm nhí kiểu đó. Tôi vừa đi một mình vừa nghêu ngao "Một hôm chúng em rủ nhau cùng đi chơi phố. Thấy hai ông xe đâm thẳng luôn vào nhau. Một ông gẫy chân, một ông nằm đè lên xe..." Đó là đoạn lời được chế tác từ một bài hát chúng tôi được tập và thuộc lời ngay dưới mái trường Lê Ngọc Hân thân yêu. Từ đầu cho đến cuối bài hát là những ca từ mượt mà và đẹp tuyệt vời, chúng cứ khắc sâu trong tâm hồn non trẻ và theo chúng tôi đi suốt cuộc đời, để mỗi khi nhắc lại một đôi câu thôi cũng đủ làm cho chúng ta cảm thấy thiết tha yêu quê hương miền Nam và tự hào về đất nước mình, như những câu "Miền Nam chúng em có bao tài nguyên phong phú. Trái cây xanh tươi trên khắp đất Cần Thơ... Đước Cà Mau, rừng dừa Long Xuyên. Em bé Châu Thành là ngọn đuốc thiêng...". Bất luận nghịch ngợm tếu táo thế nào, tình yêu mảnh đất Miền Nam đã ăn sâu một cách tự nhiên vào trong máu thịt của thế hệ chúng tôi. Và có lẽ nhờ đó, lứa học sinh đi bộ đội như Đức Lưu, Đức Thắng sẵn sàng vào Nam chiến đấu với một niềm tin son sắt và tình cảm thiêng liêng là đi giải phóng quê nhà! Hồ hởi, phấn chấn và từng bước chân hành quân của các anh thấm đẫm tình yêu quê hương đất nước.
Cám ơn mái trường thân yêu, cám ơn Thầy Cô yêu quý, đã bằng tình yêu của mình không chỉ truyền đạt cho chúng em kiến thức của nhân loại, mà còn dạy chúng em đạo làm Người và trách nhiệm của người công dân yêu nước!
Tháng 11 năm 2006
NGUYỄN TẤN ĐỊNH
Similar topics
» Học tiếng nhật miễn phí tại Top Globis
» Học tiếng Nhật là niềm vui của bạn - Dạy tiếng Nhật là niềm tự hào của TOP GLOBIS.
» Anh ở miền Nam ra thăm lớp cũ...
» Tấn Định - Những trùng hợp lạ kỳ hay Phạm Đức Thắng với con số 7
» Tấn Định - nhớ về mái trường xưa (thơ)
» Học tiếng Nhật là niềm vui của bạn - Dạy tiếng Nhật là niềm tự hào của TOP GLOBIS.
» Anh ở miền Nam ra thăm lớp cũ...
» Tấn Định - Những trùng hợp lạ kỳ hay Phạm Đức Thắng với con số 7
» Tấn Định - nhớ về mái trường xưa (thơ)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết