Tấn Định - Những trùng hợp lạ kỳ hay Phạm Đức Thắng với con số 7
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Tấn Định - Những trùng hợp lạ kỳ hay Phạm Đức Thắng với con số 7
NHỮNG TRÙNG HỢP LẠ KỲ HAY PHẠM ĐỨC THẮNG VỚI CON SỐ 7
Gần đây, sau khi mọi công việc cho Phạm Đức Thắng hoàn tất, mọi người mới có dịp ngồi xem xét lại toàn bộ quá trình thì bỗng phát hiện ra những sự trùng hợp kỳ lạ, hay có người còn cho rằng, Đức Thắng đúng là "có duyên" với con số 7.
Này nhé,
Nhà Đức Thắng ở Lò Đúc với số nhà 117, nay bàn thờ Thắng ở nhà anh chị Điểm cùng cháu Cường (gọi Thắng là chú ruột) cũng cùng số: Ngõ 117 Thái Hà.
Gia đình theo chỉ dẫn của Thắng (qua Cô Nguyện) đi tìm mộ Thắng ở Đồng Nai trong bốn tháng với 7 lần tìm, đến lần thứ 7 thì tìm được.
Ngày tìm được mộ Thắng là ngày mùng 7.
Giờ Thắng xuất phát từ Ga Sài Gòn để đi Hà Nội: đúng 7 giờ chiều.
Hai anh em Thắng - Thoa, và chỉ có hai anh em ở hẳn trong một toa tàu, toa số 7.
Số bạn trai đón Thắng ở Ga Hàng Cỏ: 7 tên.
Tại Nghĩa trang Ninh Sở, em Thoa thắp nén hương cuối cùng lên mộ anh Thắng khi mọi việc hoàn tất: Đúng 7 giờ sáng.
Không biết có còn số 7 nào nữa không, hả Thắng Badê?
Có đấy, gần đây nhất, vào ngày Giỗ Đức Thắng 14 tháng Tư Âm lịch, số các bạn cùng lớp đi Nghĩa trang viếng mộ Thắng cũng đúng 7 tên! Này nhé: Châu Tấn, Thế Trường, Giang Béo, Nguyên Hạnh, Thúy Hương, Mộng Loan và Tấn Định. Dự kiến đi đông hơn nhưng đến sáng hôm đó một số tên không đi được bởi nhiều lý do bất khả kháng.
x
x x
Người lính ấy là Phạm Đức Thắng, nhà 117 Lò Đúc, bạn học phổ thông cùng Trường Lê Ngọc Hân của bọn tôi!
Tôi gọi cho Thoa, xem tàu ra đúng giờ không. Đúng giờ, nghĩa là 4 giờ 10 phút sáng ngày mồng 10 tháng 12. Đúng giờ đến từng phút, chuyện lạ của ngành đường sắt Việt nam. Đúng giờ thế này, chắc lại do Đức Thắng chỉ đạo đây!
Toa mấy?
-"Hai anh em toa 7 anh ạ. Chiếm cả toa luôn!". Bốc phét đến thế là cùng! Đúng là cái Thoa, em gái út thằng Thắng. Mà cuối cùng đúng là anh em nhà nó chiếm hết cả một toa 7 thật, kinh hoàng luôn, không bốc phét chút nào!
Thằng cháu Cường con chị Điểm gọi Thắng là chú ruột gọi di động ra bảo "Mấy đứa bọn cháu ở cả trong này rồi. Mấy chú cứ chờ ở Cửa ra phía Bắc nhé!". Ừ, thì chờ ở cửa ra phía Bắc, phải theo chỉ đạo Khắc Huề thôi! Khách đi tàu Thống Nhất Bắc-Nam ra ùn ùn. Sốt ruột quá!
Thằng Thắng kia rồi! Nó đi giữa hai thằng cháu, cái dáng lều kều của thằng Cường con anh Đắc dìu một bên.
Phải cho Thắng Ba Dê một quả bất ngờ mới được!
Nhưng mà bất ngờ cái gì, thì chính hắn dặn đi dặn lại là phải nhắn với bọn bạn cùng lớp Lê Ngọc Hân ra Ga Hàng Cỏ đón hắn còn gì. Mà thằng này chúa "bảo thủ và vị cổ", chỉ thích gọi là Ga Hàng Cỏ thôi, không lần nào hắn chịu gọi là Ga Hà Nội cả!
Còn nhớ, ngày trước mày ra mặt trận cũng đi từ Ga này, đúng không? Hôm ấy người tiễn rất đông, đúng không? Có những chiếc khăn tay vẫy vẫy và những giọt nước mắt. Những lời dặn dò thì thầm có, nói rõ to cũng có: "Chờ nhé! Chờ nhé!". Rộn ràng. Lưu luyến. Hừng hực khí thế. Và nỗi buồn chia xa! Tao đoán con bé tên Thủy nhà ở phố Bạch Mai cũng có mặt ở trong đám đông đi tiễn ấy, đúng không? Mày giấu thế nào được mà giấu, hôm mày ở Trung tâm huấn luyện tân binh Sơn Tây, nó đi xe đạp lên thăm mày, đúng không? Ở lại một ngày, đúng không? Đấy, mày giấu nữa đi! Ừ thì chỉ là bạn gái, bọn tao có nói gì đâu. Nhưng giờ cái Thủy và gia đình nó ở đâu, mày nhớ cho bọn tao biết để đi tìm nó, nhớ đấy!
Thắng! Đức Thắng! Bọn tao đứng bên này cơ mà. Mày nhận ra thằng nào đây không? Bọn tao tóc bạc da mồi cả rồi nhưng cái dáng cái nét thì vẫn như hồi chơi bi chơi xèng với mày thôi. Cứ từ từ rồi mày sẽ nhận ra từng thằng. Hơn bốn chục năm rồi còn gì!
Thắng, mày nhìn này, đây là thằng khỉ gió nào? Thằng Công Cò! Đúng rồi, mày đúng là siêu! Phan Xuân Hùng đây này, toa tàu mà hai anh em mày và cái Thoa chiếm lĩnh chính là cơ quan thằng Hùng thiết kế đấy, nếu còn rung xóc làm mày khó ngủ, mày cho nó một chưởng! Còn đây là Thiếu Tùng, mày thấy nó giống Bác Mao không, vẫn giống hả, thì nó là cháu bác Tung Fang Hùng mà!
"Con bé nào đây?". Con bé nào! Cho mày nói lại đi, đừng có mà giả vờ, cái Quỳ đấy, bà nội rồi đấy. Ừ thì mày thích gọi nó là "Em bà nội" thì cứ gọi, ai cấm đâu! Trợ lý của nó kia kìa, đấy đấy cái thằng đang khom khom đóng vai phó nháy kia kìa. Ơ, thằng Lộc, Trần Đình Lộc! Đúng rồi, Trần Đình Lộc chứ còn ai nữa, nó có già đi phải không? Già là đúng rồi, nhưng nó còn trẻ hơn khối thằng trong lớp đấy. Kìa, mày nhìn kìa, em Quỳ đang cười tủm tỉm kìa!
"Cái Diệp đâu? Ngọc Diệp đâu? Hôm qua nó bảo nhất định sẽ ra mà, 4 giờ cũng ra mà." Cứ từ từ để tao gọi, không khéo bà này lại lạc giữa Ga rồi cũng nên. Hay nó tưởng mày đi máy bay? Thì bấm máy gọi luôn này. Bình tĩnh để tao hỏi nó.
Ôi ồi ồi... Cái Diệp bảo xin lỗi mày, nó bảo tao nói lại với Đức Thắng cho nó xin lỗi, sáng nay không gửi được cháu ngoại. Đành chịu thôi, làm thế nào được, nó hẹn sẽ đến thăm mày sau. Lại hẹn hò! Lại còn thế nữa!
Còn thằng này nữa, mày nhớ nó không, nó đang chờ mày gọi tên nó đấy. Quá dễ, Phùng Việt Thắng, người hùng đất Cảng, đúng không? Quá đúng, công nhận mày siêu, xứng danh lính trinh sát!
Bây giờ thế này, mày cứ từ từ để thằng Cường sắp xếp, sáng nay giao cho nó giữ chân Trưởng Ban tổ chức, bọn tao cũng phải theo sự chỉ đạo của nó cả đấy. Nó bảo, ai đi xe máy thì theo nó về thẳng nhà anh Hóa ở Giáp Bát. Còn lại đi cùng với mày lên xe về qua 117 Lò Đúc rồi từ đó xuống anh Hóa luôn, thế nhé! Cái gì, ghé qua Trường cũ a? Thôi, để sau mày, còn thời gian mà. Hôm nào tao và các bạn trong lớp sẽ đưa mày về thăm Trường sau, giờ này không có ai ở đó đâu.
Y hẹn. Rất đúng giờ! Đúng là lính trinh sát!
Để tao bảo mấy đứa cháu dẫn anh Hóa ra cho mày gặp. Mày cứ ngồi yên đấy!
Anh Hóa ra, dáng đi nặng nhọc, khó khăn từng bước chân. Anh bước lên xe. Bóng anh đổ trùm lên người thằng Thắng, ôm ngang người thằng út mà ngày đêm anh mong chờ và nhớ thương quặn lòng. Người anh Hóa rung lên từng cơn. Đôi vai gầy của anh rung lên bần bật. Đầu anh gục xuống, thổn thức...
Sao mày không nói gì đi? Sao mày không nói với anh Hóa một câu gì đó, Thắng?
Thôi, tao không viết tiếp đoạn này nữa. Tao sợ mắt sẽ không nhìn rõ để viết tiếp đoạn sau, cái lúc mày về đến quê ấy. Thôi để hôm nào xem lại băng thằng Tấn quay vậy nhé. À này, sáng nay thằng Phan Xuân Hùng và Phùng Việt Thắng có hội nghị ở cơ quan, hai thằng không theo mày về quê được. Chúng nó muốn tạm biệt mày ở đây.
Đã hơn mười phút trôi qua.
Hai thằng Hùng Thắng tạm biệt gì mà lâu thế. Tôi sốt ruột ghé mắt nhòm vào chỗ Đức Thắng ngồi. Phùng Việt Thắng nhoài người qua thành ghế cố đặt trọn bàn tay lên vai Đức Thắng. Phan Xuân Hùng ngồi xổm dưới sàn xe, phía chân Đức Thắng, hai tay ôm trọn thân hình thằng Thắng, rồi cứ thế vuốt đi vuốt lại trên khuôn ngực của thằng bạn lâu ngày gặp lại. Tôi nhìn rõ vai thằng Hùng rung lên, còn Phùng Việt Thắng mắt nhòe ướt...
Sực nhớ tới nhiệm vụ tôi nói nhỏ nhưng dứt khoát: "Đến giờ về quê rồi!". Hai thằng chần chừ rồi cũng phải rời Đức Thắng. Thằng Hùng nói nhỏ điều gì đó có lẽ chỉ có Đức Thắng nghe được. Xuống xe, đi qua chỗ tôi đứng, Phan Xuân Hùng dừng lại rồi ôm lấy vai tôi, xiết chặt. Rõ ràng nó đang bị xúc động mạnh!
Tôi tìm Châu Tấn để giục lên xe thì thấy hắn cứ thập thò bên ngoài cửa sổ bên hông xe. Tôi đoán hắn đang mải ghi vào ống kính cái khoảnh khắc thiêng liêng đầy xúc cảm đó, - cuộc hội ngộ của những đứa học trò bé nhỏ nghịch ngợm Trường Lê Ngọc Hân!
Vẫn còn quá sớm. Đường vắng. Xe chạy chậm nhưng bon, từ từ tiến về phía Đông Mỹ, quê của Đức Thắng.
Thắng, nhìn kìa! Đây là đâu mày nhận ra chưa? Ngọc Hồi! Đúng rồi. Lúc nãy tàu SE2 của mày chạy ngang qua đây còn gì. Đây nữa, đường nào đây mày? Đường vào Đông Mỹ. Đúng! Qua cầu vượt. Ngày xưa làm gì có cầu vượt. Cầu này là để ngang qua đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đấy. Mày chỉ mới nghe nói thôi chứ gì, làm xong lâu rồi. Qua cầu Đông Mỹ. Gọi là cầu cho nó oách vì đây chả gì cũng là quê hương đồng chí Đỗ Mười và anh Phạm Đức Thắng, thực ra thì nó chỉ nhỉnh hơn cái cống một chút thôi. Trước mặt là Thôn 1 mày nhớ không? Sao, thay đổi nhiều quá à? Thì đúng quá còn gì, mày xa quê hơn bốn chục năm rồi còn gì!
Uầy! Ngã ba. Đừng rẽ trái, rẽ trái là đi qua Bộ Tư lệnh Đặc công rồi đi thắng ra đê đấy. Rẽ phải, hơi uốn lượn một chút thế mới gọi là quê hương Đức Thắng chớ! Hehe. Đi tiếp đi, thôn Đại Lộ thuộc Ninh Sở đây, quê Phạm Đức Thắng đây. Đẹp thật! Nhất là trong không khí trong lành yên tĩnh của buổi sớm mai! Tôi nói để Thắng biết là trong những năm tháng đánh Mỹ ác liệt, cơ quan Mẹ tôi đã từng sơ tán về đây, trên mảnh đất Ninh Sở Đông Mỹ này. Tôi đâu ngờ, đây chính là quê hương của Thắng Badê.
Ai làm gì mà đông thế? Bà con chứ ai! Nghe mày về bà con tập trung ra đón mày đấy. Chờ mày đằng đẵng chừng ấy năm, giờ nghe mày về, đêm hôm gì cũng phải ra với mày chứ! Như đã hứa, tôi gọi điện báo cho Huệ Chí biết tình hình. Giọng HChí tỉnh táo ráo hoảnh, té ra anh chàng thức dậy từ lâu và cứ thế ngồi chờ tin tức từ Hà Nội!
Xuống xe. Tất cả xuống xe.
Trước tiên mọi người cùng đưa Thắng sang chào Ông Bà Bố Mẹ, ngồi ở đó khá lâu, chắc là nghe cái Thoa kể chuyện gì đó. Thằng Thắng im lặng chẳng nói gì, có bao nhiêu nhường hết cho cái Thoa nói cả. Không biết cái Thoa kể chuyện gì mà cũng lâu ra phết, thỉnh thoảng lại còn nghe tiếng nó xuýt xoa xuýt xoa, mắt thì đỏ hoe... Rõ là con gái!
Rồi sang cả bên chú An, có cái Hà đi theo, nó là dân kiến trúc sư cơ đấy. Thằng Thắng muốn làm nhà chắc khâu thiết kế phải đến tay nó. Rồi sang bên anh Đắc, bố thằng Cường. Vậy thì để thằng Cường dẫn chú Thắng đi cho nhanh. Thấy mọi người cứ đưa thằng Thắng đi thăm và chào hỏi hết người này đến người khác, thấy thương nó quá.
Nhưng mà mày xa quê lâu ngày mới về, thế là phải, thôi cố gắng lên Thắng nhé, Thắng Badê nhé!
Trời đã sáng rõ mặt người. Thắng đã yên vị. Tất cả đứng quây quần bên Thắng. Hầu hết bịt khăn trắng, đó là bà con nội tộc. Mười phút đọc kinh cầu nguyện. Một số đứng im lặng cúi đầu mặc niệm. Trong số đó có một người lính, mặc áo bông bộ đội, đầu đội mũ mềm gắn quân hiệu, đó là Tấn Định. Hắn được lớp giao trọng trách hộ tống Đức Thắng về tận quê, tự tay thay mặt lớp đặt Thắng nằm gọn gàng êm ái trong chiếc giường nhỏ nhắn được nung bằng đất quê hương theo tập tục Lạc Việt.
Mọi việc hoàn tất. Tôi gọi điện báo tin vui cho Kiều Nga, còn Trần Đình Lộc thì gọi cho Huệ Chí. Tất cả mọi quan tâm của bạn bè đều tập trung về Đông Mỹ!
Đức Thắng! Hãy yên nghỉ!
Mày đã hoàn thành nhiệm vụ trước Tổ Quốc và Nhân dân. Hãy thanh thản và tự hào! Không có ai trong số bạn bè của mày khi nằm xuống lòng đất mẹ lại được phủ ấm bằng lá cờ Tổ Quốc như mày đâu!
Tên tuổi mày đã được tôn vinh trên Đài tưởng niệm Tổ Quốc Ghi Công.
Hình ảnh mày đã được ghi sâu trong tâm tưởng của những người thân yêu.
Những kỷ niệm về mày không bao giờ phai mờ trong trái tim bạn bè.
Linh Hồn mày đã được lên Thiên đàng với Chúa.
Còn thân xác mày, một phần đã hòa chung vào Đất Mẹ, phần còn lại nay đã nằm trong lòng quê hương Đông Mỹ của mày, ngay sát cạnh Ông Bà Bố Mẹ và những người thân yêu.
Ngay cạnh, bên kia hàng rào là Nghĩa trang Liệt sĩ Ninh Sở, có những đồng đội của mày, những đứa con của quê hương Ninh Sở ngàn lần yêu dấu đang yên nghỉ ở đó. Chắc họ cũng đang vui mừng và hài lòng khi thấy mày, một người lính đồng hương dẫu rằng có quá muộn, cuối cùng đã trở về!
Đức Thắng! Hãy yên nghỉ nhé!
Hình bóng mày mãi mãi còn sống trong lòng bạn bè và những người thân yêu!
Hà Nội, 12-2009
TẤN ĐỊNH
Bài tường thuật dành tặng Trường Lê Ngọc Hân và bạn bè cùng lớp.
(Đăng lại nhân ngày Giỗ PĐT 14-4 ÂL)
BÊN CẠNH THẮNG BA-DÊ
Đúng ngày Giỗ của Đức Thắng, 7 bạn trong lớp gồm Châu Tấn, Ngọc Giang, Thế Trường, Nguyên Hạnh, Thúy Hương, Mộng Loan & Tấn Định thay mặt lớp đi viếng mộ Thắng.
Mộ ĐứcThắng nằm tại Nghĩa trang của bà con Thiên Chúa Giáo, cạnh Nghĩa trang Liệt sĩ Ninh-Sở, Đông-Mỹ, Hà Nội. Chỗ Thắng nằm là đất của Thôn Đại-Lộ quê hương.
Bảy bạn hẹn nhau tại cổng chính Công viên Thống Nhất vào lúc 8h00 sáng 27-05 tức 14 tháng Tư Âm lịch. 8h30 xuất phát. Có 5 bạn đi xe 16 chỗ khá thoải mái, hai bạn Trường và Giang đi xe máy để khi "bế mạc" tiện về nhà. Lễ gồm hoa quả bánh trái và kim ngân đã được Ngọc Diệp và Lưu Mai Hương chuẩn bị đầy đủ từ chiều hôm trước. Dọc đường chỉ còn phải mua thêm nước lọc và thuốc lá nữa thôi. Quên hỏi Thắng BaDê xem hắn thường hút thuốc lá gì, hắn mà nói Quân-Tiếp-Vụ hoặc Cáp-tăng thì có mà toi đặc. Đến Ngựa Trắng hoặc Zet thì cả làng Đông Mỹ này cũng chịu thua! Thôi làm bao VINA vậy, Ba-Dê hầy!
Tấn Định dẫn đường, hơi "van giun" vì đi từ mùng 6 Tết nên sợ quên đường. Hóa ra cũng dễ đi vì có địa chỉ rõ ràng, đến đâu nhận ra tới đó, xứng đáng làm chân trợ lý cho lính trinh sát Ba-Dê!
Tới nơi. Trước tiên thắp hương ở Ban Thờ Chúa. Mình ngẩng lên nhìn cây Thánh Giá rồi lầm rầm cầu nguyện: "Chúa lòng lành! Hãy ban phước lành cho chúng con và cho chúng con được gặp bạn học là Giuse Phạm Đức Thắng. Amen!". Chả hiểu khấn thế có đúng không nữa. Hỏi Thúy Hương thì nó bảo "Chuẩn không cần chỉnh!". Thế thì yên tâm, chủ yếu là thành tâm mà!
Sau đó đến thắp hương mộ bác Tu bác Lý là ba mẹ của Thắng ngay cạnh đó. Rồi cả bọn ngồi tránh nắng dưới tán cây trứng cá, cử hai tên Định & Tấn vác máy ảnh vào mộ Đức Thắng trước để khảo sát xem có "hai bông hoa nhỏ màu đỏ cách chỗ Thắng nằm khoảng nửa mét" như Thắng đã cho biết trước đó thông qua Nhà Ngoại cảm không. Hai tên lò dò vào mộ Thắng và sững người: quả đúng như NNC đã cho biết. TĐ tỏ ra quá xúc động. Châu Tấn bấm máy liên tục, chụp hết các góc độ có thể. Có lẽ vừa chụp vừa run. Hai thằng im thin thít quay trở ra chỗ bóng cây các bạn đang ngồi đợi. Chỉ gật gật đầu ra hiệu là quả đúng có hai bông hoa đỏ như đã nghe trước đó, không nói thêm được câu nào. Hai bông hoa ấy đây, có lẽ là hoa của cây Sống Đời (dùng trị ho và chữa bỏng).
Đặt lễ. Mấy tên đang săm soi và bàn tán về hai bông hoa. Không thấy Thúy Hương vì "hắn ta" đang ngồi xổm dưới đất, vạch cỏ khảo sát xem cây hoa mọc lên từ đâu. Nhìn kỹ sẽ thấy lưng áo của Hương, và cánh tay trần của "hắn ta" thò ra phía dưới chân Nguyên Hạnh. Đúng là nhà nghiên cứu hoa cỏ đầy tài năng!
Tấn Định thay mặt các bạn đọc "Mấy lời tâm sự" với Đức Thắng Một phút mặc niệm rồi đến lượt Châu Tấn đọc cho Thắng nghe bài thơ "Bài ca Người lính" do Châu Tấn sáng tác. Nhiều câu hắn nghẹn lời...
Rồi mỗi người đều có nỗi niềm tâm sự riêng với Thắng. Ai cũng muốn tâm sự với Thắng Ba Dê thật nhiều, thật lâu...
Gần trưa rồi. Lưu luyến mấy rồi cũng phải đến lúc chia tay. Tất cả chụp chung với Thắng Ba Dê mấy kiểu liền.
Đức Thắng, hãy yên nghỉ! Bọn tao sẽ còn trở lại thăm mày...
Trước khi ra xe, cả bọn còn tìm được mộ anh Đắc và anh Hóa để thắp hương cho hai anh. Mộ anh Hóa cỏ mọc xanh rì, chắc sang năm mới được xây. Mộ hai anh nằm gần nhau, và từ Ban Thờ Chúa đi thẳng về phía tay trái.
Gần 12 giờ trưa, cả bọn còn ghé thăm nhà Lưu Thế Trường sát ngay Bến Xe Nước Ngầm rồi mới chịu lên xe tiến về Thủ Đô!
TẤN ĐỊNH tường thuật
Gần đây, sau khi mọi công việc cho Phạm Đức Thắng hoàn tất, mọi người mới có dịp ngồi xem xét lại toàn bộ quá trình thì bỗng phát hiện ra những sự trùng hợp kỳ lạ, hay có người còn cho rằng, Đức Thắng đúng là "có duyên" với con số 7.
Này nhé,
Nhà Đức Thắng ở Lò Đúc với số nhà 117, nay bàn thờ Thắng ở nhà anh chị Điểm cùng cháu Cường (gọi Thắng là chú ruột) cũng cùng số: Ngõ 117 Thái Hà.
Gia đình theo chỉ dẫn của Thắng (qua Cô Nguyện) đi tìm mộ Thắng ở Đồng Nai trong bốn tháng với 7 lần tìm, đến lần thứ 7 thì tìm được.
Ngày tìm được mộ Thắng là ngày mùng 7.
Giờ Thắng xuất phát từ Ga Sài Gòn để đi Hà Nội: đúng 7 giờ chiều.
Hai anh em Thắng - Thoa, và chỉ có hai anh em ở hẳn trong một toa tàu, toa số 7.
Số bạn trai đón Thắng ở Ga Hàng Cỏ: 7 tên.
Tại Nghĩa trang Ninh Sở, em Thoa thắp nén hương cuối cùng lên mộ anh Thắng khi mọi việc hoàn tất: Đúng 7 giờ sáng.
Không biết có còn số 7 nào nữa không, hả Thắng Badê?
Có đấy, gần đây nhất, vào ngày Giỗ Đức Thắng 14 tháng Tư Âm lịch, số các bạn cùng lớp đi Nghĩa trang viếng mộ Thắng cũng đúng 7 tên! Này nhé: Châu Tấn, Thế Trường, Giang Béo, Nguyên Hạnh, Thúy Hương, Mộng Loan và Tấn Định. Dự kiến đi đông hơn nhưng đến sáng hôm đó một số tên không đi được bởi nhiều lý do bất khả kháng.
x
x x
Người lính ấy là Phạm Đức Thắng, nhà 117 Lò Đúc, bạn học phổ thông cùng Trường Lê Ngọc Hân của bọn tôi!
Tôi gọi cho Thoa, xem tàu ra đúng giờ không. Đúng giờ, nghĩa là 4 giờ 10 phút sáng ngày mồng 10 tháng 12. Đúng giờ đến từng phút, chuyện lạ của ngành đường sắt Việt nam. Đúng giờ thế này, chắc lại do Đức Thắng chỉ đạo đây!
Toa mấy?
-"Hai anh em toa 7 anh ạ. Chiếm cả toa luôn!". Bốc phét đến thế là cùng! Đúng là cái Thoa, em gái út thằng Thắng. Mà cuối cùng đúng là anh em nhà nó chiếm hết cả một toa 7 thật, kinh hoàng luôn, không bốc phét chút nào!
Thằng cháu Cường con chị Điểm gọi Thắng là chú ruột gọi di động ra bảo "Mấy đứa bọn cháu ở cả trong này rồi. Mấy chú cứ chờ ở Cửa ra phía Bắc nhé!". Ừ, thì chờ ở cửa ra phía Bắc, phải theo chỉ đạo Khắc Huề thôi! Khách đi tàu Thống Nhất Bắc-Nam ra ùn ùn. Sốt ruột quá!
Thằng Thắng kia rồi! Nó đi giữa hai thằng cháu, cái dáng lều kều của thằng Cường con anh Đắc dìu một bên.
Phải cho Thắng Ba Dê một quả bất ngờ mới được!
Nhưng mà bất ngờ cái gì, thì chính hắn dặn đi dặn lại là phải nhắn với bọn bạn cùng lớp Lê Ngọc Hân ra Ga Hàng Cỏ đón hắn còn gì. Mà thằng này chúa "bảo thủ và vị cổ", chỉ thích gọi là Ga Hàng Cỏ thôi, không lần nào hắn chịu gọi là Ga Hà Nội cả!
Còn nhớ, ngày trước mày ra mặt trận cũng đi từ Ga này, đúng không? Hôm ấy người tiễn rất đông, đúng không? Có những chiếc khăn tay vẫy vẫy và những giọt nước mắt. Những lời dặn dò thì thầm có, nói rõ to cũng có: "Chờ nhé! Chờ nhé!". Rộn ràng. Lưu luyến. Hừng hực khí thế. Và nỗi buồn chia xa! Tao đoán con bé tên Thủy nhà ở phố Bạch Mai cũng có mặt ở trong đám đông đi tiễn ấy, đúng không? Mày giấu thế nào được mà giấu, hôm mày ở Trung tâm huấn luyện tân binh Sơn Tây, nó đi xe đạp lên thăm mày, đúng không? Ở lại một ngày, đúng không? Đấy, mày giấu nữa đi! Ừ thì chỉ là bạn gái, bọn tao có nói gì đâu. Nhưng giờ cái Thủy và gia đình nó ở đâu, mày nhớ cho bọn tao biết để đi tìm nó, nhớ đấy!
Thắng! Đức Thắng! Bọn tao đứng bên này cơ mà. Mày nhận ra thằng nào đây không? Bọn tao tóc bạc da mồi cả rồi nhưng cái dáng cái nét thì vẫn như hồi chơi bi chơi xèng với mày thôi. Cứ từ từ rồi mày sẽ nhận ra từng thằng. Hơn bốn chục năm rồi còn gì!
Thắng, mày nhìn này, đây là thằng khỉ gió nào? Thằng Công Cò! Đúng rồi, mày đúng là siêu! Phan Xuân Hùng đây này, toa tàu mà hai anh em mày và cái Thoa chiếm lĩnh chính là cơ quan thằng Hùng thiết kế đấy, nếu còn rung xóc làm mày khó ngủ, mày cho nó một chưởng! Còn đây là Thiếu Tùng, mày thấy nó giống Bác Mao không, vẫn giống hả, thì nó là cháu bác Tung Fang Hùng mà!
"Con bé nào đây?". Con bé nào! Cho mày nói lại đi, đừng có mà giả vờ, cái Quỳ đấy, bà nội rồi đấy. Ừ thì mày thích gọi nó là "Em bà nội" thì cứ gọi, ai cấm đâu! Trợ lý của nó kia kìa, đấy đấy cái thằng đang khom khom đóng vai phó nháy kia kìa. Ơ, thằng Lộc, Trần Đình Lộc! Đúng rồi, Trần Đình Lộc chứ còn ai nữa, nó có già đi phải không? Già là đúng rồi, nhưng nó còn trẻ hơn khối thằng trong lớp đấy. Kìa, mày nhìn kìa, em Quỳ đang cười tủm tỉm kìa!
"Cái Diệp đâu? Ngọc Diệp đâu? Hôm qua nó bảo nhất định sẽ ra mà, 4 giờ cũng ra mà." Cứ từ từ để tao gọi, không khéo bà này lại lạc giữa Ga rồi cũng nên. Hay nó tưởng mày đi máy bay? Thì bấm máy gọi luôn này. Bình tĩnh để tao hỏi nó.
Ôi ồi ồi... Cái Diệp bảo xin lỗi mày, nó bảo tao nói lại với Đức Thắng cho nó xin lỗi, sáng nay không gửi được cháu ngoại. Đành chịu thôi, làm thế nào được, nó hẹn sẽ đến thăm mày sau. Lại hẹn hò! Lại còn thế nữa!
Còn thằng này nữa, mày nhớ nó không, nó đang chờ mày gọi tên nó đấy. Quá dễ, Phùng Việt Thắng, người hùng đất Cảng, đúng không? Quá đúng, công nhận mày siêu, xứng danh lính trinh sát!
Bây giờ thế này, mày cứ từ từ để thằng Cường sắp xếp, sáng nay giao cho nó giữ chân Trưởng Ban tổ chức, bọn tao cũng phải theo sự chỉ đạo của nó cả đấy. Nó bảo, ai đi xe máy thì theo nó về thẳng nhà anh Hóa ở Giáp Bát. Còn lại đi cùng với mày lên xe về qua 117 Lò Đúc rồi từ đó xuống anh Hóa luôn, thế nhé! Cái gì, ghé qua Trường cũ a? Thôi, để sau mày, còn thời gian mà. Hôm nào tao và các bạn trong lớp sẽ đưa mày về thăm Trường sau, giờ này không có ai ở đó đâu.
Y hẹn. Rất đúng giờ! Đúng là lính trinh sát!
Để tao bảo mấy đứa cháu dẫn anh Hóa ra cho mày gặp. Mày cứ ngồi yên đấy!
Anh Hóa ra, dáng đi nặng nhọc, khó khăn từng bước chân. Anh bước lên xe. Bóng anh đổ trùm lên người thằng Thắng, ôm ngang người thằng út mà ngày đêm anh mong chờ và nhớ thương quặn lòng. Người anh Hóa rung lên từng cơn. Đôi vai gầy của anh rung lên bần bật. Đầu anh gục xuống, thổn thức...
Sao mày không nói gì đi? Sao mày không nói với anh Hóa một câu gì đó, Thắng?
Thôi, tao không viết tiếp đoạn này nữa. Tao sợ mắt sẽ không nhìn rõ để viết tiếp đoạn sau, cái lúc mày về đến quê ấy. Thôi để hôm nào xem lại băng thằng Tấn quay vậy nhé. À này, sáng nay thằng Phan Xuân Hùng và Phùng Việt Thắng có hội nghị ở cơ quan, hai thằng không theo mày về quê được. Chúng nó muốn tạm biệt mày ở đây.
Đã hơn mười phút trôi qua.
Hai thằng Hùng Thắng tạm biệt gì mà lâu thế. Tôi sốt ruột ghé mắt nhòm vào chỗ Đức Thắng ngồi. Phùng Việt Thắng nhoài người qua thành ghế cố đặt trọn bàn tay lên vai Đức Thắng. Phan Xuân Hùng ngồi xổm dưới sàn xe, phía chân Đức Thắng, hai tay ôm trọn thân hình thằng Thắng, rồi cứ thế vuốt đi vuốt lại trên khuôn ngực của thằng bạn lâu ngày gặp lại. Tôi nhìn rõ vai thằng Hùng rung lên, còn Phùng Việt Thắng mắt nhòe ướt...
Sực nhớ tới nhiệm vụ tôi nói nhỏ nhưng dứt khoát: "Đến giờ về quê rồi!". Hai thằng chần chừ rồi cũng phải rời Đức Thắng. Thằng Hùng nói nhỏ điều gì đó có lẽ chỉ có Đức Thắng nghe được. Xuống xe, đi qua chỗ tôi đứng, Phan Xuân Hùng dừng lại rồi ôm lấy vai tôi, xiết chặt. Rõ ràng nó đang bị xúc động mạnh!
Tôi tìm Châu Tấn để giục lên xe thì thấy hắn cứ thập thò bên ngoài cửa sổ bên hông xe. Tôi đoán hắn đang mải ghi vào ống kính cái khoảnh khắc thiêng liêng đầy xúc cảm đó, - cuộc hội ngộ của những đứa học trò bé nhỏ nghịch ngợm Trường Lê Ngọc Hân!
Vẫn còn quá sớm. Đường vắng. Xe chạy chậm nhưng bon, từ từ tiến về phía Đông Mỹ, quê của Đức Thắng.
Thắng, nhìn kìa! Đây là đâu mày nhận ra chưa? Ngọc Hồi! Đúng rồi. Lúc nãy tàu SE2 của mày chạy ngang qua đây còn gì. Đây nữa, đường nào đây mày? Đường vào Đông Mỹ. Đúng! Qua cầu vượt. Ngày xưa làm gì có cầu vượt. Cầu này là để ngang qua đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ đấy. Mày chỉ mới nghe nói thôi chứ gì, làm xong lâu rồi. Qua cầu Đông Mỹ. Gọi là cầu cho nó oách vì đây chả gì cũng là quê hương đồng chí Đỗ Mười và anh Phạm Đức Thắng, thực ra thì nó chỉ nhỉnh hơn cái cống một chút thôi. Trước mặt là Thôn 1 mày nhớ không? Sao, thay đổi nhiều quá à? Thì đúng quá còn gì, mày xa quê hơn bốn chục năm rồi còn gì!
Uầy! Ngã ba. Đừng rẽ trái, rẽ trái là đi qua Bộ Tư lệnh Đặc công rồi đi thắng ra đê đấy. Rẽ phải, hơi uốn lượn một chút thế mới gọi là quê hương Đức Thắng chớ! Hehe. Đi tiếp đi, thôn Đại Lộ thuộc Ninh Sở đây, quê Phạm Đức Thắng đây. Đẹp thật! Nhất là trong không khí trong lành yên tĩnh của buổi sớm mai! Tôi nói để Thắng biết là trong những năm tháng đánh Mỹ ác liệt, cơ quan Mẹ tôi đã từng sơ tán về đây, trên mảnh đất Ninh Sở Đông Mỹ này. Tôi đâu ngờ, đây chính là quê hương của Thắng Badê.
Ai làm gì mà đông thế? Bà con chứ ai! Nghe mày về bà con tập trung ra đón mày đấy. Chờ mày đằng đẵng chừng ấy năm, giờ nghe mày về, đêm hôm gì cũng phải ra với mày chứ! Như đã hứa, tôi gọi điện báo cho Huệ Chí biết tình hình. Giọng HChí tỉnh táo ráo hoảnh, té ra anh chàng thức dậy từ lâu và cứ thế ngồi chờ tin tức từ Hà Nội!
Xuống xe. Tất cả xuống xe.
Trước tiên mọi người cùng đưa Thắng sang chào Ông Bà Bố Mẹ, ngồi ở đó khá lâu, chắc là nghe cái Thoa kể chuyện gì đó. Thằng Thắng im lặng chẳng nói gì, có bao nhiêu nhường hết cho cái Thoa nói cả. Không biết cái Thoa kể chuyện gì mà cũng lâu ra phết, thỉnh thoảng lại còn nghe tiếng nó xuýt xoa xuýt xoa, mắt thì đỏ hoe... Rõ là con gái!
Rồi sang cả bên chú An, có cái Hà đi theo, nó là dân kiến trúc sư cơ đấy. Thằng Thắng muốn làm nhà chắc khâu thiết kế phải đến tay nó. Rồi sang bên anh Đắc, bố thằng Cường. Vậy thì để thằng Cường dẫn chú Thắng đi cho nhanh. Thấy mọi người cứ đưa thằng Thắng đi thăm và chào hỏi hết người này đến người khác, thấy thương nó quá.
Nhưng mà mày xa quê lâu ngày mới về, thế là phải, thôi cố gắng lên Thắng nhé, Thắng Badê nhé!
Trời đã sáng rõ mặt người. Thắng đã yên vị. Tất cả đứng quây quần bên Thắng. Hầu hết bịt khăn trắng, đó là bà con nội tộc. Mười phút đọc kinh cầu nguyện. Một số đứng im lặng cúi đầu mặc niệm. Trong số đó có một người lính, mặc áo bông bộ đội, đầu đội mũ mềm gắn quân hiệu, đó là Tấn Định. Hắn được lớp giao trọng trách hộ tống Đức Thắng về tận quê, tự tay thay mặt lớp đặt Thắng nằm gọn gàng êm ái trong chiếc giường nhỏ nhắn được nung bằng đất quê hương theo tập tục Lạc Việt.
Mọi việc hoàn tất. Tôi gọi điện báo tin vui cho Kiều Nga, còn Trần Đình Lộc thì gọi cho Huệ Chí. Tất cả mọi quan tâm của bạn bè đều tập trung về Đông Mỹ!
Đức Thắng! Hãy yên nghỉ!
Mày đã hoàn thành nhiệm vụ trước Tổ Quốc và Nhân dân. Hãy thanh thản và tự hào! Không có ai trong số bạn bè của mày khi nằm xuống lòng đất mẹ lại được phủ ấm bằng lá cờ Tổ Quốc như mày đâu!
Tên tuổi mày đã được tôn vinh trên Đài tưởng niệm Tổ Quốc Ghi Công.
Hình ảnh mày đã được ghi sâu trong tâm tưởng của những người thân yêu.
Những kỷ niệm về mày không bao giờ phai mờ trong trái tim bạn bè.
Linh Hồn mày đã được lên Thiên đàng với Chúa.
Còn thân xác mày, một phần đã hòa chung vào Đất Mẹ, phần còn lại nay đã nằm trong lòng quê hương Đông Mỹ của mày, ngay sát cạnh Ông Bà Bố Mẹ và những người thân yêu.
Ngay cạnh, bên kia hàng rào là Nghĩa trang Liệt sĩ Ninh Sở, có những đồng đội của mày, những đứa con của quê hương Ninh Sở ngàn lần yêu dấu đang yên nghỉ ở đó. Chắc họ cũng đang vui mừng và hài lòng khi thấy mày, một người lính đồng hương dẫu rằng có quá muộn, cuối cùng đã trở về!
Đức Thắng! Hãy yên nghỉ nhé!
Hình bóng mày mãi mãi còn sống trong lòng bạn bè và những người thân yêu!
Hà Nội, 12-2009
TẤN ĐỊNH
Bài tường thuật dành tặng Trường Lê Ngọc Hân và bạn bè cùng lớp.
(Đăng lại nhân ngày Giỗ PĐT 14-4 ÂL)
BÊN CẠNH THẮNG BA-DÊ
Đúng ngày Giỗ của Đức Thắng, 7 bạn trong lớp gồm Châu Tấn, Ngọc Giang, Thế Trường, Nguyên Hạnh, Thúy Hương, Mộng Loan & Tấn Định thay mặt lớp đi viếng mộ Thắng.
Mộ ĐứcThắng nằm tại Nghĩa trang của bà con Thiên Chúa Giáo, cạnh Nghĩa trang Liệt sĩ Ninh-Sở, Đông-Mỹ, Hà Nội. Chỗ Thắng nằm là đất của Thôn Đại-Lộ quê hương.
Bảy bạn hẹn nhau tại cổng chính Công viên Thống Nhất vào lúc 8h00 sáng 27-05 tức 14 tháng Tư Âm lịch. 8h30 xuất phát. Có 5 bạn đi xe 16 chỗ khá thoải mái, hai bạn Trường và Giang đi xe máy để khi "bế mạc" tiện về nhà. Lễ gồm hoa quả bánh trái và kim ngân đã được Ngọc Diệp và Lưu Mai Hương chuẩn bị đầy đủ từ chiều hôm trước. Dọc đường chỉ còn phải mua thêm nước lọc và thuốc lá nữa thôi. Quên hỏi Thắng BaDê xem hắn thường hút thuốc lá gì, hắn mà nói Quân-Tiếp-Vụ hoặc Cáp-tăng thì có mà toi đặc. Đến Ngựa Trắng hoặc Zet thì cả làng Đông Mỹ này cũng chịu thua! Thôi làm bao VINA vậy, Ba-Dê hầy!
Tấn Định dẫn đường, hơi "van giun" vì đi từ mùng 6 Tết nên sợ quên đường. Hóa ra cũng dễ đi vì có địa chỉ rõ ràng, đến đâu nhận ra tới đó, xứng đáng làm chân trợ lý cho lính trinh sát Ba-Dê!
Tới nơi. Trước tiên thắp hương ở Ban Thờ Chúa. Mình ngẩng lên nhìn cây Thánh Giá rồi lầm rầm cầu nguyện: "Chúa lòng lành! Hãy ban phước lành cho chúng con và cho chúng con được gặp bạn học là Giuse Phạm Đức Thắng. Amen!". Chả hiểu khấn thế có đúng không nữa. Hỏi Thúy Hương thì nó bảo "Chuẩn không cần chỉnh!". Thế thì yên tâm, chủ yếu là thành tâm mà!
Sau đó đến thắp hương mộ bác Tu bác Lý là ba mẹ của Thắng ngay cạnh đó. Rồi cả bọn ngồi tránh nắng dưới tán cây trứng cá, cử hai tên Định & Tấn vác máy ảnh vào mộ Đức Thắng trước để khảo sát xem có "hai bông hoa nhỏ màu đỏ cách chỗ Thắng nằm khoảng nửa mét" như Thắng đã cho biết trước đó thông qua Nhà Ngoại cảm không. Hai tên lò dò vào mộ Thắng và sững người: quả đúng như NNC đã cho biết. TĐ tỏ ra quá xúc động. Châu Tấn bấm máy liên tục, chụp hết các góc độ có thể. Có lẽ vừa chụp vừa run. Hai thằng im thin thít quay trở ra chỗ bóng cây các bạn đang ngồi đợi. Chỉ gật gật đầu ra hiệu là quả đúng có hai bông hoa đỏ như đã nghe trước đó, không nói thêm được câu nào. Hai bông hoa ấy đây, có lẽ là hoa của cây Sống Đời (dùng trị ho và chữa bỏng).
Đặt lễ. Mấy tên đang săm soi và bàn tán về hai bông hoa. Không thấy Thúy Hương vì "hắn ta" đang ngồi xổm dưới đất, vạch cỏ khảo sát xem cây hoa mọc lên từ đâu. Nhìn kỹ sẽ thấy lưng áo của Hương, và cánh tay trần của "hắn ta" thò ra phía dưới chân Nguyên Hạnh. Đúng là nhà nghiên cứu hoa cỏ đầy tài năng!
Tấn Định thay mặt các bạn đọc "Mấy lời tâm sự" với Đức Thắng Một phút mặc niệm rồi đến lượt Châu Tấn đọc cho Thắng nghe bài thơ "Bài ca Người lính" do Châu Tấn sáng tác. Nhiều câu hắn nghẹn lời...
Rồi mỗi người đều có nỗi niềm tâm sự riêng với Thắng. Ai cũng muốn tâm sự với Thắng Ba Dê thật nhiều, thật lâu...
Gần trưa rồi. Lưu luyến mấy rồi cũng phải đến lúc chia tay. Tất cả chụp chung với Thắng Ba Dê mấy kiểu liền.
Đức Thắng, hãy yên nghỉ! Bọn tao sẽ còn trở lại thăm mày...
Trước khi ra xe, cả bọn còn tìm được mộ anh Đắc và anh Hóa để thắp hương cho hai anh. Mộ anh Hóa cỏ mọc xanh rì, chắc sang năm mới được xây. Mộ hai anh nằm gần nhau, và từ Ban Thờ Chúa đi thẳng về phía tay trái.
Gần 12 giờ trưa, cả bọn còn ghé thăm nhà Lưu Thế Trường sát ngay Bến Xe Nước Ngầm rồi mới chịu lên xe tiến về Thủ Đô!
TẤN ĐỊNH tường thuật
Similar topics
» Nguyễn Huệ: Định thò cái đầu ra trước 1 tý nhưng mà ca-mơ-run quá
» Kinh Luân - Đường về quê mẹ (Hành trình tìm mộ liệt sỹ Phạm Đức Thắng)
» Viếng mộ liệt sĩ Phạm Đức Thắng
» Viếng mộ liệt sĩ Phạm Đức Thắng
» Tấn Định - nhớ về mái trường xưa (thơ)
» Kinh Luân - Đường về quê mẹ (Hành trình tìm mộ liệt sỹ Phạm Đức Thắng)
» Viếng mộ liệt sĩ Phạm Đức Thắng
» Viếng mộ liệt sĩ Phạm Đức Thắng
» Tấn Định - nhớ về mái trường xưa (thơ)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết