Châu Tấn - Nhớ về Trường Phước
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Châu Tấn - Nhớ về Trường Phước
TRƯỜNG PHƯỚC
Nguyễn Trường Phước nổi như cồn trên truyền hình. Là bình luận viên chủ chốt, là một nhà báo giàu kinh nghiệm, dám xông xáo vào cuộc sống. Những chuyên đề anh đưa ra bình luận, phỏng vấn đều nóng bỏng tính thời sự, đáp ứng sự bức xúc của cả thiên hạ, nên anh thật sự trở thành "người của công chúng". Nhiều người lắng nghe, gửi gắm tâm sự tới anh. Anh quen biết gần gũi không chỉ với công chúng, với hàng loạt các doanh nhân, các nhà khoa học có tên tuổi mà còn là bạn của nhiều nhà lãnh đạo đất nước. Anh thường gặp gỡ, đi công tác với họ, chuyện trò với họ và phỏng vấn họ.
Với sự lao động nghiêm túc và quên mình như thế, Trường Phước được mọi người trọng thị và vị nể. Ngay khi lâm bệnh, anh đã được Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và công chúa Thái Lan đỡ đầu để tìm mọi phương cách cứu chữa. Khi anh mất đi, tang lễ được tổ chức khá trọng thể tại nhà tang lễ Bộ quốc phòng. Để ghi nhớ những cống hiến của một người đồng nghiệp khả kính, đài truyền hình Việt Nam đã làm một bộ phim nhỏ về những hoạt động của anh.
Còn với chúng tôi thì khác, mỗi khi thấy nhân vật này xuất hiện trên tivi lại vui vẻ kháo nhau "Nào, xem hôm nay thằng Trường Phước nói gì?" hay "Ơ, nghe nó ốm sao hôm nay trông vẫn khoẻ thế!" Có đôi lúc, trong lúc Trường Phước đang chỉnh chệnh với những bài bình luận, phỏng vấn "nóng bỏng" trên tivi, thì chúng tôi lại ngồi dưới vừa cười ha hả vừa kể cho nhau những chuyện tức cười và ngộ nghĩnh về ông bạn này, thời kỳ mà chúng tôi còn học với nhau ở trường Lê Ngọc Hân.
Lớp cựu học sinh chúng tôi là thế. Dù mày có là Trường Phước chứ có là ông giời, là vị thánh thì mày vẫn là "thằng", bởi mày là bạn học ngày nào của chúng tao, chúng tao biết quá rõ về mày và nhất là, chúng tao vẫn còn rất yêu mày !
Sau hơn 40 năm gặp lại Trường Phước, trông cậu ta chững chạc, bệ vệ, trầm tĩnh khác hẳn. Xưa kia đó là thằng Phước "sần", (không biết tại sao mọi người lại đặt cho Trường Phước cái biệt hiệu lạ tai như thế) Nhưng có một thực tế là ngày xưa cậu ta ăn mặc rất luộm thuộm, áo quần lắm chỗ vá, lại "chân quê một cục". Nhà Trường Phước nghèo, không đủ ăn đủ mặc. Ngày ấy cậu thường phải ăn cháo trắng với muối để đi học. Nhiều bạn vẫn cho rằng do từ nhỏ ăn nhiều muối quá mà sau này Trường Phước đã bị mắc bệnh thận.
Phải nói thật là sau này tuy Trường Phước là một nhân vật có tiếng tăm, nhưng ngày ấy cậu không phải là học sinh xuất sắc, thậm chí còn hơi đuối là đằng khác. Sau này trông cậu "bác học quá" thì chúng tôi mới nhớ lại "gốc gác" của cậu ta như thế, chứ còn hồi học với nhau thì chẳng đứa nào để ý là học khá hay kém, chúng tôi thân nhau bởi có quá nhiều kỷ niệm từ những "lĩnh vực" hoàn toàn khác. Khi lên cấp 3 và nhất là khi vào Đại học cậu ta mới ngày càng giỏi giang, "tinh anh phát tiết" ra như thế !
Cái hôm một nhóm cựu học sinh Lê Ngọc Hân lần đầu tiên sau bao năm xa cách lại gặp nhau là vào khoảng tháng 10 năm 2000 tại một nhà hàng trên phố Đinh Lễ sát hồ Hoàn Kiếm. Trường Phước có dắt theo một cậu bé chừng hơn 10 tuổi, còn nhỏ mà đã đeo kính cận. Họ ngồi ngay bên cạnh tôi, tôi cứ ngỡ là cháu của Trường Phước cơ, ái chà! thành ông nội hay ông ngoại rồi kia đấy! Nhưng sau hỏi ra mới biết đấy là con út của Trường Phước. Không ngờ cậu ta có con muộn thế.
Từ sau cái hôm ấy thì chúng tôi nối lại được quan hệ. Tôi hay đọc báo nên cứ bữa nào có bài của Trường Phước là gọi điện tới Trường Phước luôn. Hồi đó Phước hay viết, nhưng những bài có giá trị thường đăng trên tuần báo "Phụ nữ Thành phố HCM", vì tập san này rất chịu khó đăng những bài dài. Trường Phước viết dài nhưng lại rất hay. Tôi rất thích những bài báo trình bày có ngọn ngành, có đầu đuôi và giàu cảm xúc như thế. Để khỏi mất nhiều thì giờ chúng tôi quy ước với nhau chỉ điện vào tối thứ Bảy và ngày Chủ Nhật. Thực tế thì cả hai đứa cùng hay đi công tác xa nên có khi vài tháng chả liên hệ với nhau được. Có lần tôi hỏi: "Này, ông bệnh thế mà đi thì gay đấy nhỉ, ăn uống thế nào, nghỉ ngơi ra sao?". Trường Phước bảo: "Tôi đi lại thấy khoẻ ra, ông ạ!". Thế là tôi yên tâm.
Một lần anh viết về một bà đại biểu quốc hội người dân tộc, bà luôn có tiếng nói trong quốc hội về thân phận của dân ở các vùng núi nghèo xác xơ. Bài viết nói về những việc làm nhân đức, rất thật, tôi đọc và cảm động quá, liền gọi cho Trường Phước. Trường Phước bảo: "Chuyện về đồng bào vùng núi thì có kể bao nhiêu cũng không hết, mỗi lần tới những nơi đó tôi không sao cầm được nước mắt, ông ạ!"
Lại một hôm đọc bài viết về tấm gương một người phụ nữ, tôi gọi cho Trường Phước: "Bà này đúng là một anh hùng, ông viết hay quá!". Trường Phước nói luôn: "Anh hùng thì cũng anh hùng, nhưng bi đát thì cũng bi đát lắm ông ạ". Rồi Trường Phước kể cho tôi cái chết oan ức của chồng bà. Chồng bà vốn là một trí thức, hết lòng đi theo cách mạng và có không ít công lao, thế nhưng vào thời kỳ "chỉnh huấn", lúc đó ông đang làm tại một sứ quán của Việt Nam tại một nước láng giềng, người ta họp hành lôi ông ra "đấu" chỉ vì ông xuất thân từ một gia đình "tư sản", làm cứ như ông là một tên "phản động" chui vào hàng ngũ "cách mạng". Cứ bị đấu liên miên như thế cả tuần, ông càng thanh minh thì các "đồng chí" của ông lại càng quyết "đấu" triệt để, cuối cùng uất ức quá ông đã về phòng lấy dây treo cổ tự vẫn. Tôi hỏi: "Thế bà ấy có biết không?". "Biết chứ, chuyện tày đình như thế sao mà không biết được! Nhưng bà ấy không lấy oán trả oán, bà ấy nghĩ tới dân, nghĩ tới dân tộc, tới độc lập tự do của đất nước nên bà ấy đã vượt qua".
Có lần Trường Phước kể: "Có một nhà máy đang làm ăn tốt thì các cơ quan thuế má, công an tới làm khó, hạch sách, vòi vĩnh đủ điều khiến cho nhà máy lao đao đình đốn. Nhà máy gửi đơn kêu cứu, trong đó có đơn tới đài truyền hình. Trường Phước được cử đi điều tra. Cuối cùng mới chẻ hoe sự thật do muốn "đòi ăn", các bên làm khó mới âm thầm xin "rút lui". Thế là nhà máy được hồi sinh, công ăn việc làm có trở lại, công nhân vui mừng khôn xiết, và một trong những người là ân nhân của họ chính là nhà báo Trường Phước với thiên phóng sự truyền hình nói lên sự thật!
Thỉnh thoảng vui miệng, Trường Phước lại kể cho tôi nghe đôi chuyện "thâm cung bí sử". Trường Phước biết nhiều, biết rộng lắm.
Tuy là nhà báo, luôn cập nhật với đời sống thế nhưng trong phòng khách giản dị của Trường Phước chỉ treo một chữ thư pháp, đó là một chữ "Phật" lớn. Lần đầu nhìn thấy tôi cũng hơi ngạc nhiên, chỉ chăm chú ngắm nghía mà không hỏi gì thêm. Trường Phước hình như đoán được, bèn nói "mình thích chữ này". Chữ Phật dạy người ta ăn hiền ở lành, cứu nhân độ thế. Phật giáo cũng từng có thời kỳ là Quốc đạo của nước nhà. Rõ ràng Trường Phước giờ đã là con người khác, anh hiểu đời, anh đau nỗi đau của đồng bào, anh cảm thông.
Có lần đọc rải rác quá nhiều bài của Phước, tôi gọi cho Phước: "Ông tập hợp bài lại làm một quyển sách cho dễ đọc đi!". Phước chỉ "ờ, ờ". Thế rồi sau đó quyển sách được in ra thật, có nhan đề là "Gặp những con người" do nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành năm 2002. Trong sách có những dòng nói về người bạn học xưa Bùi Đức Lưu. Trường Phước tặng tôi một quyển làm kỷ niệm, đề tặng như sau "Quý mến tặng Võ Châu Tấn và gia đình. Tấn cũng là con người mà mình rất yêu mến". Hóa ra tôi cũng vinh hạnh là một con người được Trường Phước yêu mến cơ đấy! Bạn cùng học, lại là đồng nghiệp mà! Thật ra thì trong số bạn bè cùng học ở Lê Ngọc Hân thời ấy, Trường Phước còn có nhiều bạn còn thân thiết hơn tôi nhiều, như Đào Việt Sơn, Phan Xuân Hùng...
Còn nhớ hồi mới gặp lại nhau, tới nhà chơi, Phước hỏi thẳng một vài tin đồn nhảm nhí về tôi. Tôi kể cho Phước nghe xong, Phước cười: "Hỏi là hỏi cho chắc thế thôi, chứ trong thâm tâm mình vẫn tin ông chẳng bao giờ có thể làm điều gì vớ vẩn, từ hồi còn học với nhau, thằng nào thế nào thì đã biết nhau quá rõ!"
Rồi bỗng nhiên nghe tin Trường Phước ốm, các bạn Lê Ngọc Hân bảo nhau: "Gay go rồi, thằng này bị thay thận đã 7 năm, theo y học thì 7 năm là hạn chót của người được ghép thận...". Chẳng lẽ đã tới thời khắc bi đát đó rồi sao? Phan Xuân Hùng và tôi vào quân y 103 thăm. Chỗ Trường Phước nằm được quản lý rất chặt, không cho ai vào, sợ nhiễm trùng. Phải nhờ một vị trưởng khoa cũng là bạn học cũ bảo lãnh mới được vào. Trường Phước nằm đó, chân lở loét bị treo lên nhưng vẫn bình thản nói chuyện, thỉnh thoảng còn nhếch mép cười. Thế nhưng trên gương mặt ấy là một nỗi buồn không thể dấu diếm được. Trong một lúc tôi đang loay hoay chụp ảnh thì Phước ghé vào tai Xuân Hùng nói riêng một câu gì đó. Đến khi ra về Xuân Hùng nói lại với tôi rằng Trường Phước đã tiên lượng được tình trạng của mình, đã nói: "Có lẽ đây là lần cuối...".
Thế rồi nghe tin Phước khoẻ ra, trở về nhà, lại tới cơ quan làm việc, tôi quá đỗi ngạc nhiên, gọi điện tới tới Trường Phước, tức tối hét vào trong ống nghe: "Ông điên đấy à, không lo mà giữ lấy thân, sao cứ tự hành hạ mình thế hả ?".
Phước cười trả lời tôi: "Mình quen rồi, không làm không được ông ạ!". Thôi thì nhờ trời Phật phù hộ, biết đâu một lần nữa vượt qua được cơn hiểm nghèo? Ngày xưa chẳng phải có chuyện một chiến binh Nga cụt cả hai chân mà vẫn lái được máy bay chiến đấu đó sao?
Mấy tháng sau thì nghe tin anh phải đi Trung Quốc thay thận lần nữa. Cũng le lói hy vọng.
Không ai ngờ vào một buổi tối trên tivi xuất hiện bộ phim về Trường Phước, trên màn ảnh anh đi lại, làm việc, viết lách. Thuyết minh toàn nói hay về anh. Tôi ngờ ngợ...
Thế rồi hôm sau là cáo phó.
Trường Phước đã vĩnh biệt chúng tôi. Nhiều bạn bè trong lớp cũ đã tới tiễn anh, mong được nhìn mặt anh lần cuối cùng, thì hỡi ôi! chỉ còn thấy một hộp tro nhỏ. Đó là tất cả những gì còn lại của một người bạn thân yêu của chúng tôi.
Hôm đó là ngày mồng 3 tháng 6 năm 2004.
CHÂU TẤN
Nguyễn Trường Phước nổi như cồn trên truyền hình. Là bình luận viên chủ chốt, là một nhà báo giàu kinh nghiệm, dám xông xáo vào cuộc sống. Những chuyên đề anh đưa ra bình luận, phỏng vấn đều nóng bỏng tính thời sự, đáp ứng sự bức xúc của cả thiên hạ, nên anh thật sự trở thành "người của công chúng". Nhiều người lắng nghe, gửi gắm tâm sự tới anh. Anh quen biết gần gũi không chỉ với công chúng, với hàng loạt các doanh nhân, các nhà khoa học có tên tuổi mà còn là bạn của nhiều nhà lãnh đạo đất nước. Anh thường gặp gỡ, đi công tác với họ, chuyện trò với họ và phỏng vấn họ.
Với sự lao động nghiêm túc và quên mình như thế, Trường Phước được mọi người trọng thị và vị nể. Ngay khi lâm bệnh, anh đã được Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình và công chúa Thái Lan đỡ đầu để tìm mọi phương cách cứu chữa. Khi anh mất đi, tang lễ được tổ chức khá trọng thể tại nhà tang lễ Bộ quốc phòng. Để ghi nhớ những cống hiến của một người đồng nghiệp khả kính, đài truyền hình Việt Nam đã làm một bộ phim nhỏ về những hoạt động của anh.
Còn với chúng tôi thì khác, mỗi khi thấy nhân vật này xuất hiện trên tivi lại vui vẻ kháo nhau "Nào, xem hôm nay thằng Trường Phước nói gì?" hay "Ơ, nghe nó ốm sao hôm nay trông vẫn khoẻ thế!" Có đôi lúc, trong lúc Trường Phước đang chỉnh chệnh với những bài bình luận, phỏng vấn "nóng bỏng" trên tivi, thì chúng tôi lại ngồi dưới vừa cười ha hả vừa kể cho nhau những chuyện tức cười và ngộ nghĩnh về ông bạn này, thời kỳ mà chúng tôi còn học với nhau ở trường Lê Ngọc Hân.
Lớp cựu học sinh chúng tôi là thế. Dù mày có là Trường Phước chứ có là ông giời, là vị thánh thì mày vẫn là "thằng", bởi mày là bạn học ngày nào của chúng tao, chúng tao biết quá rõ về mày và nhất là, chúng tao vẫn còn rất yêu mày !
Sau hơn 40 năm gặp lại Trường Phước, trông cậu ta chững chạc, bệ vệ, trầm tĩnh khác hẳn. Xưa kia đó là thằng Phước "sần", (không biết tại sao mọi người lại đặt cho Trường Phước cái biệt hiệu lạ tai như thế) Nhưng có một thực tế là ngày xưa cậu ta ăn mặc rất luộm thuộm, áo quần lắm chỗ vá, lại "chân quê một cục". Nhà Trường Phước nghèo, không đủ ăn đủ mặc. Ngày ấy cậu thường phải ăn cháo trắng với muối để đi học. Nhiều bạn vẫn cho rằng do từ nhỏ ăn nhiều muối quá mà sau này Trường Phước đã bị mắc bệnh thận.
Phải nói thật là sau này tuy Trường Phước là một nhân vật có tiếng tăm, nhưng ngày ấy cậu không phải là học sinh xuất sắc, thậm chí còn hơi đuối là đằng khác. Sau này trông cậu "bác học quá" thì chúng tôi mới nhớ lại "gốc gác" của cậu ta như thế, chứ còn hồi học với nhau thì chẳng đứa nào để ý là học khá hay kém, chúng tôi thân nhau bởi có quá nhiều kỷ niệm từ những "lĩnh vực" hoàn toàn khác. Khi lên cấp 3 và nhất là khi vào Đại học cậu ta mới ngày càng giỏi giang, "tinh anh phát tiết" ra như thế !
Cái hôm một nhóm cựu học sinh Lê Ngọc Hân lần đầu tiên sau bao năm xa cách lại gặp nhau là vào khoảng tháng 10 năm 2000 tại một nhà hàng trên phố Đinh Lễ sát hồ Hoàn Kiếm. Trường Phước có dắt theo một cậu bé chừng hơn 10 tuổi, còn nhỏ mà đã đeo kính cận. Họ ngồi ngay bên cạnh tôi, tôi cứ ngỡ là cháu của Trường Phước cơ, ái chà! thành ông nội hay ông ngoại rồi kia đấy! Nhưng sau hỏi ra mới biết đấy là con út của Trường Phước. Không ngờ cậu ta có con muộn thế.
Từ sau cái hôm ấy thì chúng tôi nối lại được quan hệ. Tôi hay đọc báo nên cứ bữa nào có bài của Trường Phước là gọi điện tới Trường Phước luôn. Hồi đó Phước hay viết, nhưng những bài có giá trị thường đăng trên tuần báo "Phụ nữ Thành phố HCM", vì tập san này rất chịu khó đăng những bài dài. Trường Phước viết dài nhưng lại rất hay. Tôi rất thích những bài báo trình bày có ngọn ngành, có đầu đuôi và giàu cảm xúc như thế. Để khỏi mất nhiều thì giờ chúng tôi quy ước với nhau chỉ điện vào tối thứ Bảy và ngày Chủ Nhật. Thực tế thì cả hai đứa cùng hay đi công tác xa nên có khi vài tháng chả liên hệ với nhau được. Có lần tôi hỏi: "Này, ông bệnh thế mà đi thì gay đấy nhỉ, ăn uống thế nào, nghỉ ngơi ra sao?". Trường Phước bảo: "Tôi đi lại thấy khoẻ ra, ông ạ!". Thế là tôi yên tâm.
Một lần anh viết về một bà đại biểu quốc hội người dân tộc, bà luôn có tiếng nói trong quốc hội về thân phận của dân ở các vùng núi nghèo xác xơ. Bài viết nói về những việc làm nhân đức, rất thật, tôi đọc và cảm động quá, liền gọi cho Trường Phước. Trường Phước bảo: "Chuyện về đồng bào vùng núi thì có kể bao nhiêu cũng không hết, mỗi lần tới những nơi đó tôi không sao cầm được nước mắt, ông ạ!"
Lại một hôm đọc bài viết về tấm gương một người phụ nữ, tôi gọi cho Trường Phước: "Bà này đúng là một anh hùng, ông viết hay quá!". Trường Phước nói luôn: "Anh hùng thì cũng anh hùng, nhưng bi đát thì cũng bi đát lắm ông ạ". Rồi Trường Phước kể cho tôi cái chết oan ức của chồng bà. Chồng bà vốn là một trí thức, hết lòng đi theo cách mạng và có không ít công lao, thế nhưng vào thời kỳ "chỉnh huấn", lúc đó ông đang làm tại một sứ quán của Việt Nam tại một nước láng giềng, người ta họp hành lôi ông ra "đấu" chỉ vì ông xuất thân từ một gia đình "tư sản", làm cứ như ông là một tên "phản động" chui vào hàng ngũ "cách mạng". Cứ bị đấu liên miên như thế cả tuần, ông càng thanh minh thì các "đồng chí" của ông lại càng quyết "đấu" triệt để, cuối cùng uất ức quá ông đã về phòng lấy dây treo cổ tự vẫn. Tôi hỏi: "Thế bà ấy có biết không?". "Biết chứ, chuyện tày đình như thế sao mà không biết được! Nhưng bà ấy không lấy oán trả oán, bà ấy nghĩ tới dân, nghĩ tới dân tộc, tới độc lập tự do của đất nước nên bà ấy đã vượt qua".
Có lần Trường Phước kể: "Có một nhà máy đang làm ăn tốt thì các cơ quan thuế má, công an tới làm khó, hạch sách, vòi vĩnh đủ điều khiến cho nhà máy lao đao đình đốn. Nhà máy gửi đơn kêu cứu, trong đó có đơn tới đài truyền hình. Trường Phước được cử đi điều tra. Cuối cùng mới chẻ hoe sự thật do muốn "đòi ăn", các bên làm khó mới âm thầm xin "rút lui". Thế là nhà máy được hồi sinh, công ăn việc làm có trở lại, công nhân vui mừng khôn xiết, và một trong những người là ân nhân của họ chính là nhà báo Trường Phước với thiên phóng sự truyền hình nói lên sự thật!
Thỉnh thoảng vui miệng, Trường Phước lại kể cho tôi nghe đôi chuyện "thâm cung bí sử". Trường Phước biết nhiều, biết rộng lắm.
Tuy là nhà báo, luôn cập nhật với đời sống thế nhưng trong phòng khách giản dị của Trường Phước chỉ treo một chữ thư pháp, đó là một chữ "Phật" lớn. Lần đầu nhìn thấy tôi cũng hơi ngạc nhiên, chỉ chăm chú ngắm nghía mà không hỏi gì thêm. Trường Phước hình như đoán được, bèn nói "mình thích chữ này". Chữ Phật dạy người ta ăn hiền ở lành, cứu nhân độ thế. Phật giáo cũng từng có thời kỳ là Quốc đạo của nước nhà. Rõ ràng Trường Phước giờ đã là con người khác, anh hiểu đời, anh đau nỗi đau của đồng bào, anh cảm thông.
Có lần đọc rải rác quá nhiều bài của Phước, tôi gọi cho Phước: "Ông tập hợp bài lại làm một quyển sách cho dễ đọc đi!". Phước chỉ "ờ, ờ". Thế rồi sau đó quyển sách được in ra thật, có nhan đề là "Gặp những con người" do nhà xuất bản Văn hóa dân tộc ấn hành năm 2002. Trong sách có những dòng nói về người bạn học xưa Bùi Đức Lưu. Trường Phước tặng tôi một quyển làm kỷ niệm, đề tặng như sau "Quý mến tặng Võ Châu Tấn và gia đình. Tấn cũng là con người mà mình rất yêu mến". Hóa ra tôi cũng vinh hạnh là một con người được Trường Phước yêu mến cơ đấy! Bạn cùng học, lại là đồng nghiệp mà! Thật ra thì trong số bạn bè cùng học ở Lê Ngọc Hân thời ấy, Trường Phước còn có nhiều bạn còn thân thiết hơn tôi nhiều, như Đào Việt Sơn, Phan Xuân Hùng...
Còn nhớ hồi mới gặp lại nhau, tới nhà chơi, Phước hỏi thẳng một vài tin đồn nhảm nhí về tôi. Tôi kể cho Phước nghe xong, Phước cười: "Hỏi là hỏi cho chắc thế thôi, chứ trong thâm tâm mình vẫn tin ông chẳng bao giờ có thể làm điều gì vớ vẩn, từ hồi còn học với nhau, thằng nào thế nào thì đã biết nhau quá rõ!"
Rồi bỗng nhiên nghe tin Trường Phước ốm, các bạn Lê Ngọc Hân bảo nhau: "Gay go rồi, thằng này bị thay thận đã 7 năm, theo y học thì 7 năm là hạn chót của người được ghép thận...". Chẳng lẽ đã tới thời khắc bi đát đó rồi sao? Phan Xuân Hùng và tôi vào quân y 103 thăm. Chỗ Trường Phước nằm được quản lý rất chặt, không cho ai vào, sợ nhiễm trùng. Phải nhờ một vị trưởng khoa cũng là bạn học cũ bảo lãnh mới được vào. Trường Phước nằm đó, chân lở loét bị treo lên nhưng vẫn bình thản nói chuyện, thỉnh thoảng còn nhếch mép cười. Thế nhưng trên gương mặt ấy là một nỗi buồn không thể dấu diếm được. Trong một lúc tôi đang loay hoay chụp ảnh thì Phước ghé vào tai Xuân Hùng nói riêng một câu gì đó. Đến khi ra về Xuân Hùng nói lại với tôi rằng Trường Phước đã tiên lượng được tình trạng của mình, đã nói: "Có lẽ đây là lần cuối...".
Thế rồi nghe tin Phước khoẻ ra, trở về nhà, lại tới cơ quan làm việc, tôi quá đỗi ngạc nhiên, gọi điện tới tới Trường Phước, tức tối hét vào trong ống nghe: "Ông điên đấy à, không lo mà giữ lấy thân, sao cứ tự hành hạ mình thế hả ?".
Phước cười trả lời tôi: "Mình quen rồi, không làm không được ông ạ!". Thôi thì nhờ trời Phật phù hộ, biết đâu một lần nữa vượt qua được cơn hiểm nghèo? Ngày xưa chẳng phải có chuyện một chiến binh Nga cụt cả hai chân mà vẫn lái được máy bay chiến đấu đó sao?
Mấy tháng sau thì nghe tin anh phải đi Trung Quốc thay thận lần nữa. Cũng le lói hy vọng.
Không ai ngờ vào một buổi tối trên tivi xuất hiện bộ phim về Trường Phước, trên màn ảnh anh đi lại, làm việc, viết lách. Thuyết minh toàn nói hay về anh. Tôi ngờ ngợ...
Thế rồi hôm sau là cáo phó.
Trường Phước đã vĩnh biệt chúng tôi. Nhiều bạn bè trong lớp cũ đã tới tiễn anh, mong được nhìn mặt anh lần cuối cùng, thì hỡi ôi! chỉ còn thấy một hộp tro nhỏ. Đó là tất cả những gì còn lại của một người bạn thân yêu của chúng tôi.
Hôm đó là ngày mồng 3 tháng 6 năm 2004.
CHÂU TẤN
Similar topics
» Trường Phước - Có một nét gì Hà Nội
» Có Xuân Hùng bên cạnh trong những giờ phút cuối cùng của Trường Phước
» Châu Tấn - Nhớ về Tạ Minh Hảo
» Châu Tấn - Suối nguồn mênh mang
» Châu Tấn: Máy ảnh của mày làm sao "xịn" bằng máy tao được!
» Có Xuân Hùng bên cạnh trong những giờ phút cuối cùng của Trường Phước
» Châu Tấn - Nhớ về Tạ Minh Hảo
» Châu Tấn - Suối nguồn mênh mang
» Châu Tấn: Máy ảnh của mày làm sao "xịn" bằng máy tao được!
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết