Trường Phước - Có một nét gì Hà Nội
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Trường Phước - Có một nét gì Hà Nội
CÓ MỘT NÉT GÌ HÀ NỘI
Nguyễn Trường Phước đã mất rồi, nhưng những bài viết của anh vẫn còn đó. Nhân dịp ra mắt tập kỷ niệm về trường Lê Ngọc Hân, chúng tôi cho trích đăng một trong số rất nhiều bài viết của anh, cũng coi như lời tâm sự của anh gửi tới thầy cô, bạn bè Lê Ngọc Hân, ngôi trường thân yêu, ngôi trường có Bùi Đức Lưu mà anh đã nhắc tới trong bài viết này.
... Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Tràng An
... Đấy vàng đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lý đây sen Tây Hồ
Dường như đây là nguyện vọng ngàn năm của Thủ Đô, của Thăng Long - Hà Nội, muốn tất cả những ai đến mảnh đất này đều phải là nhài, là sen thơm tho, xứng đáng với Hồ Tây, Hồ Gươm, với sông Hồng cuồn cuộn.
Có lẽ điều làm nên sức cảm hoá của Hà Nội chính là con người. Hàng nghìn chàng trai Hà Nội "Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa" đã hồ hởi Nam tiến ngay những ngày đầu kháng chiến. Biết bao nam nữ thanh niên Hà Nội, có nhiều người không trở về trong hai cuộc kháng chiến với lý do giản dị: "Nước còn giặc còn đi đánh giặc". Chị Dương Thị Xuân Qúy gầy yếu mà quả quyết gửi con nhỏ đến với chiến trường Quảng Đà, để lại những trang viết nóng rực hơi thở chiến đấu, để lại tấm gương sống phi thường. Anh phi công Vũ Xuân Thiều lao cả máy bay vào hạ B52 năm 1972. Chiến công anh hùng mà lặng lẽ này, gần 30 năm sau, chúng ta mới có dịp công bố rộng rãi. Nhưng đồng đội, người thân và tất cả những ai biết Vũ Xuân Thiều đều im lặng tưởng niệm anh, đặt hoa trên mộ anh thường xuyên. Đấy là những người của Hà Nội muôn đời.
Thuở học lớp 4 lớp 5, tôi hay theo các bạn cùng học thỉnh thoảng ra chợ Đồng Xuân. Trẻ con ra chợ nào có tiền mua gì. Chúng tôi đến trước tủ ảnh truyền thống về những chiến sỹ Trung đoàn bảo vệ Thủ Đô và những người đã lật từng phản thịt, vớ dao búa người ta bỏ lại, thậm chí nạy từng viên gạch tường mà giữ chợ Đồng Xuân. Vào cái tuổi cứ hay mơ ước xa xôi, chúng tôi lan man nghĩ về chuyện những con người trong ảnh. Ai còn, ai mất? Họ lại đi tiếp những chiến trường nào và nhất là bây giờ họ đang ở đâu? Có một luồng máu nóng rực trong người mỗi khi chúng tôi dừng lại trước những tấm ảnh ố vàng, có tấm ảnh bật cả đinh mũ ở góc.
Một chú bộ đội đến trường tôi nói chuyện: "Nếu các cháu vào xem tủ ảnh chợ Đồng Xuân sẽ thấy cái cậu bé nhất trong tấm ảnh to, đeo băng đạn dài suốt cả người ấy là Trang Công Lý" Thế là lần nào chúng tôi cũng chỉ cho nhau: "Anh Trang Công Lý đây này!" Bận nào cũng chỉ có một câu ấy thôi mà sao thành tâm, kính cẩn quá... Sau này đọc hồi ký của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, tôi mới biết anh là Trương Công Lũy. Chắc chắn là thông tin của Đại tướng vẫn chính xác hơn "tư liệu truyền khẩu" của chúng tôi! Nhưng hình ảnh một cậu bé "Trang Công Lý" bán báo đánh giày của Hà Nội cũ, có lẽ cũng trạc tuổi chúng tôi khi đó, hồn nhiên đi vào cuộc kháng chiến, hồn nhiên trở thành anh hùng trong lòng chúng tôi sao thân thiết quá! Các bạn tôi, những người thỉnh thoảng đi ngắm tủ ảnh truyền thống ngoài chợ ngày ấy, hôm nay đã là đại tá, là tiến sỹ, là thầy giáo, là nhà văn vào sinh ra tử ở mọi chiến trường, có người trở thành anh hùng lao động thời kỳ đổi mới như giám đốc Tạ Văn Tỉnh của cảng Ninh Bình. Nhưng cũng có những người oanh liệt ngã xuống ngay trận đầu đánh Mỹ trên mền Bắc 5/8/1964 như liệt sỹ Ngô Huy Hoàng một thời thanh niên cả nước học tập noi gương. Dịp hội trường cũ năm 2000, mừng tủi giữa bao thầy bạn xa lâu, nghe giới thiệu truyền thống trường, biết cha của Ngô Huy Hoàng chính là kiến trúc sư Ngô Huy Huỳnh, người tham gia thiết kế và xây dựng lễ đài Ba Đình 2/9/1945. Thế mà mang tiếng là nhà báo, 40 năm sau tôi mới biết điều đó... Người ta nói nhiều tới anh hùng liệt sỹ Bùi Ngọc Dương mà không mấy ai biết Bùi Đức Lưu, cũng là liệt sỹ, em ruột anh Dương. Lưu, cậu học sinh hiền hậu, cần cù và từ bé đã tác phong chững chạc, cũng là bạn học những năm ấy của chúng tôi. Cả một thế hệ, có người may mắn, có người thăng trầm, thậm chí thua thiệt nhưng ai cũng thành đạt, hiểu theo nghĩa hoàn thành nhiệm vụ bước tiếp bước chân của những người như Trương Công Lũy...
Trong lúc Hà Nội đang náo nức khẩn trương chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 990 năm Thủ Đô thì con lũ cứ từ từ, ác nghiệt đang dâng cao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bà con Long An, Đồng Tháp, An Giang lại đang điêu đứng với lụt lội, thiếu ăn, chống chọi với nước lũ cướp đi hoa màu, trâu bò... Người Hà Nội lại tự động dấy lên đợt quyên góp mới giống như năm ngoái đã quyên góp giúp đỡ bà con miền Trung sau đợt lũ ghê gớm và năm trước quyên góp vì bão số 5 với miền đất Mũi... Hà Nội đã khấm khá hơn nhưng chưa giàu. Song quyên góp với người Hà Nội là lẽ tự nhiên, chẳng ai gọi là "nghĩa cử" gì. Giống như có giặc đến nhà thì đánh, thế thôi. Giống như những ngày B52 san phẳng từng khu phố, tôi từ nơi sơ tán có việc về nhà cũ, bà con trong khối phố ai cũng có thể mời tôi ăn cơm, mời tôi vào hầm trú ẩn của nhà mình.
Anh Nguyễn Đoàn Thăng, giám đốc một công ty lớn vừa được nhận danh hiệu anh hùng, có gương mặt mà ngay khi vui vẻ nhất cũng đăm chiêu. Thời hàng ngoại tràn vào anh lo bóng đèn và phích nước của công ty Rạng Đông không cạnh tranh được. Thời mở cửa, anh lo hội nhập, lo một liên doanh với Đài Loan thực sự bình đẳng, lo đổi mới công nghệ để sản phẩm Rạng Đông mãi mãi là Rạng Đông. Tám dây chuyền hiện đại đi vào sản xuất, anh vẫn lo: 400 con người dôi ra sẽ làm gì?... Anh lặn lội lên biên giới úy lạo những người quản lý thị trường và chính quyền địa phương đang lo xóa đói giảm nghèo cho bà con các dân tộc ở đường biên - các gốc của việc chống hàng lậu. Trong công ty của Nguyễn Đoàn Thăng có tượng Bác Hồ giữa vườn hoa cây cảnh tươi đẹp mà mỗi đợt phát động thi đua, lễ tết, người thợ lại thành kính dâng hương. Người công nhân Rạng Đông thường xuyên bớt nguồn thu nhập mồ hôi nước mắt của mình đóng góp cho vùng bão lụt, cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng mà công ty phụng dưỡng suốt đời và những đồng nghiệp khó khăn, cơ nhỡ... Họ thường xuyên làm lễ báo cáo những việc ấy trước tượng Bác mà không bao giờ cảm thấy cũ vì tự đáy lòng họ rất thành tâm cũng như đến tuần, đến tết ta vẫn cúng giỗ tổ tiên ông bà mà có ai bảo là cũ. Đó là truyền thống đích thực của "người Tràng An". Một Thủ Đô mà trong những ngày ác liệt nhất của bom đạn, kẻ thù, vị Chủ tịch nước dành tiền nhuận bút của mình mua thêm đường cho những người trên mâm pháo canh trời uống nước, chiều 30 Tết vẫn đến với một ngõ nhỏ có một hộ nghèo đàn cháu mồ côi đang chuẩn bị cúng gia tiên... Một thủ đô mà ngài Tổng thống Pháp Mittrand có thể đi bộ ở Hàng Đào giữa dòng người vui vẻ. Còn ngài Tổng thống Rumani sang dự hội nghị các nước nói tiếng Pháp sau bữa cơm trưa ung dung đi dạo trên phố xá Hà Nội và khi về nước, qua ông Đại sứ nói với ban lãnh đạo Hà Nội rằng: "Các ông có thể tự hào về những công dân của mình..." Đó là Thủ Đô của ân tình, của sự tin cậy lẫnnhau và điều đó là cơ sở để thế giới gọi Thủ Đô ta là "Thành phố vì hòa bình".
Cũng như sau hội thảo quốc tế lớn "Việt Nam trong thế kỷ 20" chúng ta hình như lại phát hiện ra chính ta một lần nữa, thấy rõ thêm tầm vóc của dân tộc, Bác Hồ và Đảng ta. Lúc bạn bè quốc tế khen ngợi ta mới thấy qua nhiều điều tưởng như rất bình thường chính là cái đẹp sâu xa, bình dị của Thủ Đô. Ta cũng biết chúng ta còn nhiều điều nhếch nhác, bất cập, xộc xệch và cả những chuyện đau lòng. Nhưng con đường đi lên một thành phố hiện đại, xây dựng đô thị văn minh và có một mô hình thủ đô mới với 58% dịch vụ, 38% công nghiệp và nông nghiệp 4% là rõ ràng. Con đường đó cũng không tách rời với việc gìn giữ và phát triển bản chất "hoa nhài, hoa sen" của người Hà Nội. Khu Thái học trong Văn Miếu đang được xây dựng lại sau hàng trăm năm phế tích. Mỗi ngày đi qua nhìn mái đỏ, cột gỗ và những đầu đao cong cong quen thuộc cứ cao dần... lòng ta lại rưng rưng xúc động nhớ lời đức vua Quang Trung:
Ngày mai dựng lại nước nhà
Bia nghè dựng lại trên toà muôn gian
Mong ước của Quang Trung gần 300 năm trước, bây giờ con cháu mới thực hiện được theo đúng nghĩa bóng và nghĩa đen...
Tháng 9 năm 2000
NGUYỄN TRƯỜNG PHƯỚC
Nguyễn Trường Phước đã mất rồi, nhưng những bài viết của anh vẫn còn đó. Nhân dịp ra mắt tập kỷ niệm về trường Lê Ngọc Hân, chúng tôi cho trích đăng một trong số rất nhiều bài viết của anh, cũng coi như lời tâm sự của anh gửi tới thầy cô, bạn bè Lê Ngọc Hân, ngôi trường thân yêu, ngôi trường có Bùi Đức Lưu mà anh đã nhắc tới trong bài viết này.
... Chẳng thơm cũng thể hoa nhài
Chẳng thanh lịch cũng là người Tràng An
... Đấy vàng đây cũng đồng đen
Đấy hoa thiên lý đây sen Tây Hồ
Dường như đây là nguyện vọng ngàn năm của Thủ Đô, của Thăng Long - Hà Nội, muốn tất cả những ai đến mảnh đất này đều phải là nhài, là sen thơm tho, xứng đáng với Hồ Tây, Hồ Gươm, với sông Hồng cuồn cuộn.
Có lẽ điều làm nên sức cảm hoá của Hà Nội chính là con người. Hàng nghìn chàng trai Hà Nội "Bụi trường chinh phai bạc áo hào hoa" đã hồ hởi Nam tiến ngay những ngày đầu kháng chiến. Biết bao nam nữ thanh niên Hà Nội, có nhiều người không trở về trong hai cuộc kháng chiến với lý do giản dị: "Nước còn giặc còn đi đánh giặc". Chị Dương Thị Xuân Qúy gầy yếu mà quả quyết gửi con nhỏ đến với chiến trường Quảng Đà, để lại những trang viết nóng rực hơi thở chiến đấu, để lại tấm gương sống phi thường. Anh phi công Vũ Xuân Thiều lao cả máy bay vào hạ B52 năm 1972. Chiến công anh hùng mà lặng lẽ này, gần 30 năm sau, chúng ta mới có dịp công bố rộng rãi. Nhưng đồng đội, người thân và tất cả những ai biết Vũ Xuân Thiều đều im lặng tưởng niệm anh, đặt hoa trên mộ anh thường xuyên. Đấy là những người của Hà Nội muôn đời.
Thuở học lớp 4 lớp 5, tôi hay theo các bạn cùng học thỉnh thoảng ra chợ Đồng Xuân. Trẻ con ra chợ nào có tiền mua gì. Chúng tôi đến trước tủ ảnh truyền thống về những chiến sỹ Trung đoàn bảo vệ Thủ Đô và những người đã lật từng phản thịt, vớ dao búa người ta bỏ lại, thậm chí nạy từng viên gạch tường mà giữ chợ Đồng Xuân. Vào cái tuổi cứ hay mơ ước xa xôi, chúng tôi lan man nghĩ về chuyện những con người trong ảnh. Ai còn, ai mất? Họ lại đi tiếp những chiến trường nào và nhất là bây giờ họ đang ở đâu? Có một luồng máu nóng rực trong người mỗi khi chúng tôi dừng lại trước những tấm ảnh ố vàng, có tấm ảnh bật cả đinh mũ ở góc.
Một chú bộ đội đến trường tôi nói chuyện: "Nếu các cháu vào xem tủ ảnh chợ Đồng Xuân sẽ thấy cái cậu bé nhất trong tấm ảnh to, đeo băng đạn dài suốt cả người ấy là Trang Công Lý" Thế là lần nào chúng tôi cũng chỉ cho nhau: "Anh Trang Công Lý đây này!" Bận nào cũng chỉ có một câu ấy thôi mà sao thành tâm, kính cẩn quá... Sau này đọc hồi ký của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, tôi mới biết anh là Trương Công Lũy. Chắc chắn là thông tin của Đại tướng vẫn chính xác hơn "tư liệu truyền khẩu" của chúng tôi! Nhưng hình ảnh một cậu bé "Trang Công Lý" bán báo đánh giày của Hà Nội cũ, có lẽ cũng trạc tuổi chúng tôi khi đó, hồn nhiên đi vào cuộc kháng chiến, hồn nhiên trở thành anh hùng trong lòng chúng tôi sao thân thiết quá! Các bạn tôi, những người thỉnh thoảng đi ngắm tủ ảnh truyền thống ngoài chợ ngày ấy, hôm nay đã là đại tá, là tiến sỹ, là thầy giáo, là nhà văn vào sinh ra tử ở mọi chiến trường, có người trở thành anh hùng lao động thời kỳ đổi mới như giám đốc Tạ Văn Tỉnh của cảng Ninh Bình. Nhưng cũng có những người oanh liệt ngã xuống ngay trận đầu đánh Mỹ trên mền Bắc 5/8/1964 như liệt sỹ Ngô Huy Hoàng một thời thanh niên cả nước học tập noi gương. Dịp hội trường cũ năm 2000, mừng tủi giữa bao thầy bạn xa lâu, nghe giới thiệu truyền thống trường, biết cha của Ngô Huy Hoàng chính là kiến trúc sư Ngô Huy Huỳnh, người tham gia thiết kế và xây dựng lễ đài Ba Đình 2/9/1945. Thế mà mang tiếng là nhà báo, 40 năm sau tôi mới biết điều đó... Người ta nói nhiều tới anh hùng liệt sỹ Bùi Ngọc Dương mà không mấy ai biết Bùi Đức Lưu, cũng là liệt sỹ, em ruột anh Dương. Lưu, cậu học sinh hiền hậu, cần cù và từ bé đã tác phong chững chạc, cũng là bạn học những năm ấy của chúng tôi. Cả một thế hệ, có người may mắn, có người thăng trầm, thậm chí thua thiệt nhưng ai cũng thành đạt, hiểu theo nghĩa hoàn thành nhiệm vụ bước tiếp bước chân của những người như Trương Công Lũy...
Trong lúc Hà Nội đang náo nức khẩn trương chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 990 năm Thủ Đô thì con lũ cứ từ từ, ác nghiệt đang dâng cao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Bà con Long An, Đồng Tháp, An Giang lại đang điêu đứng với lụt lội, thiếu ăn, chống chọi với nước lũ cướp đi hoa màu, trâu bò... Người Hà Nội lại tự động dấy lên đợt quyên góp mới giống như năm ngoái đã quyên góp giúp đỡ bà con miền Trung sau đợt lũ ghê gớm và năm trước quyên góp vì bão số 5 với miền đất Mũi... Hà Nội đã khấm khá hơn nhưng chưa giàu. Song quyên góp với người Hà Nội là lẽ tự nhiên, chẳng ai gọi là "nghĩa cử" gì. Giống như có giặc đến nhà thì đánh, thế thôi. Giống như những ngày B52 san phẳng từng khu phố, tôi từ nơi sơ tán có việc về nhà cũ, bà con trong khối phố ai cũng có thể mời tôi ăn cơm, mời tôi vào hầm trú ẩn của nhà mình.
Anh Nguyễn Đoàn Thăng, giám đốc một công ty lớn vừa được nhận danh hiệu anh hùng, có gương mặt mà ngay khi vui vẻ nhất cũng đăm chiêu. Thời hàng ngoại tràn vào anh lo bóng đèn và phích nước của công ty Rạng Đông không cạnh tranh được. Thời mở cửa, anh lo hội nhập, lo một liên doanh với Đài Loan thực sự bình đẳng, lo đổi mới công nghệ để sản phẩm Rạng Đông mãi mãi là Rạng Đông. Tám dây chuyền hiện đại đi vào sản xuất, anh vẫn lo: 400 con người dôi ra sẽ làm gì?... Anh lặn lội lên biên giới úy lạo những người quản lý thị trường và chính quyền địa phương đang lo xóa đói giảm nghèo cho bà con các dân tộc ở đường biên - các gốc của việc chống hàng lậu. Trong công ty của Nguyễn Đoàn Thăng có tượng Bác Hồ giữa vườn hoa cây cảnh tươi đẹp mà mỗi đợt phát động thi đua, lễ tết, người thợ lại thành kính dâng hương. Người công nhân Rạng Đông thường xuyên bớt nguồn thu nhập mồ hôi nước mắt của mình đóng góp cho vùng bão lụt, cho Bà mẹ Việt Nam anh hùng mà công ty phụng dưỡng suốt đời và những đồng nghiệp khó khăn, cơ nhỡ... Họ thường xuyên làm lễ báo cáo những việc ấy trước tượng Bác mà không bao giờ cảm thấy cũ vì tự đáy lòng họ rất thành tâm cũng như đến tuần, đến tết ta vẫn cúng giỗ tổ tiên ông bà mà có ai bảo là cũ. Đó là truyền thống đích thực của "người Tràng An". Một Thủ Đô mà trong những ngày ác liệt nhất của bom đạn, kẻ thù, vị Chủ tịch nước dành tiền nhuận bút của mình mua thêm đường cho những người trên mâm pháo canh trời uống nước, chiều 30 Tết vẫn đến với một ngõ nhỏ có một hộ nghèo đàn cháu mồ côi đang chuẩn bị cúng gia tiên... Một thủ đô mà ngài Tổng thống Pháp Mittrand có thể đi bộ ở Hàng Đào giữa dòng người vui vẻ. Còn ngài Tổng thống Rumani sang dự hội nghị các nước nói tiếng Pháp sau bữa cơm trưa ung dung đi dạo trên phố xá Hà Nội và khi về nước, qua ông Đại sứ nói với ban lãnh đạo Hà Nội rằng: "Các ông có thể tự hào về những công dân của mình..." Đó là Thủ Đô của ân tình, của sự tin cậy lẫnnhau và điều đó là cơ sở để thế giới gọi Thủ Đô ta là "Thành phố vì hòa bình".
Cũng như sau hội thảo quốc tế lớn "Việt Nam trong thế kỷ 20" chúng ta hình như lại phát hiện ra chính ta một lần nữa, thấy rõ thêm tầm vóc của dân tộc, Bác Hồ và Đảng ta. Lúc bạn bè quốc tế khen ngợi ta mới thấy qua nhiều điều tưởng như rất bình thường chính là cái đẹp sâu xa, bình dị của Thủ Đô. Ta cũng biết chúng ta còn nhiều điều nhếch nhác, bất cập, xộc xệch và cả những chuyện đau lòng. Nhưng con đường đi lên một thành phố hiện đại, xây dựng đô thị văn minh và có một mô hình thủ đô mới với 58% dịch vụ, 38% công nghiệp và nông nghiệp 4% là rõ ràng. Con đường đó cũng không tách rời với việc gìn giữ và phát triển bản chất "hoa nhài, hoa sen" của người Hà Nội. Khu Thái học trong Văn Miếu đang được xây dựng lại sau hàng trăm năm phế tích. Mỗi ngày đi qua nhìn mái đỏ, cột gỗ và những đầu đao cong cong quen thuộc cứ cao dần... lòng ta lại rưng rưng xúc động nhớ lời đức vua Quang Trung:
Ngày mai dựng lại nước nhà
Bia nghè dựng lại trên toà muôn gian
Mong ước của Quang Trung gần 300 năm trước, bây giờ con cháu mới thực hiện được theo đúng nghĩa bóng và nghĩa đen...
Tháng 9 năm 2000
NGUYỄN TRƯỜNG PHƯỚC
Similar topics
» Châu Tấn - Nhớ về Trường Phước
» Có Xuân Hùng bên cạnh trong những giờ phút cuối cùng của Trường Phước
» Tấn Định - nhớ về mái trường xưa (thơ)
» Lê Hoàng Mai - Những kỷ niệm về trường Lê Ngọc Hân
» mình muốn hỏi vài điều về trường Lê Ngọc Hân?
» Có Xuân Hùng bên cạnh trong những giờ phút cuối cùng của Trường Phước
» Tấn Định - nhớ về mái trường xưa (thơ)
» Lê Hoàng Mai - Những kỷ niệm về trường Lê Ngọc Hân
» mình muốn hỏi vài điều về trường Lê Ngọc Hân?
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết