Việt Thắng - Kỷ niệm
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Việt Thắng - Kỷ niệm
KỶ NIỆM…
Đến tuổi này, chắc các bạn cũng như tôi thường hay hoài niệm, hay nhớ lại những thời thơ ấu, tuổi trẻ đã qua. Nhưng đến khi định viết một cái gì đó thì lại chẳng biết viết gì cả. Bao nhiêu hình ảnh ký ức ập tràn về, sống động quá, dồn dập quá. Nhưng khả năng văn chương của tôi vốn đã gần bằng "không", nên càng chẳng biết viết thế nào. Làm sao tái hiện được cái thời học trò ấy, dù chỉ một đoạn thôi, đầu óc căng cứng lại không thể viết …….. Mới biết văn nghệ sỹ họ hơn người, Lê Vân có yêu và sống, Thanh Hoa sắp có những điều còn chưa nói, sao mà họ giỏi vậy… Thôi thì ta vẫn là ta vậy! Nhưng phải thú thật rằng, bao nhiêu là kỷ niệm thời cắp sách ùa về, nhưng tuyệt nhiên không có một tý nào tôi nhớ về những tiết học, mà toàn nhớ những chuyện vu vơ, nghịch ngợm, vô thưởng vô phạt. Vài ba câu chuyện tôi kể sau đây cũng là vậy.
Gia đình tôi vốn gốc Hà Nội, sau tản cư theo kháng chiến, đầu năm1955 cả gia đình theo bè xuôi về tới Hà Nội. Ở Hà Nội được ít ngày, gia đình lại theo Ba tôi xuống tiếp quản Hải Phòng. Và tôi học tại đó tới hết năm lớp 5 (lớp đầu cấp 2) thì về Hà Nội học ở Lê Ngọc Hân.
Như vậy với tôi Lê Ngọc Hân là nơi tôi học có 2 năm cuối cấp 2. Nhưng với tôi, ngôi trường vẫn đầy ắp kỷ niệm. Trước tiên, ngay từ khi sắp chuyển về trường, tôi đã được biết, đây là ngôi trường đầu đời của mẹ tôi. Những 1933…, Mẹ đã học những chữ cái abc đầu tiên tại trường Lê Ngọc Hân. Mẹ nói với tôi như vậy, có lẽ bà kể chuyện xưa để động viên tôi vượt qua lưu luyến thơ trẻ về những ngôi trường ở Hải Phòng (Trường cấp 1 Nguyễn Tri Phương và trường cấp 2 Ngô Quyền).
Nói đến Lê Ngọc Hân thuở ấy, đầu tiên phải kể đến hàng cây sao đen với cơ man nào là cò, là vạc. Hàng sao đen cao lừng lững thẳng tắp, không có một đường phố nào ở Hà Nội có hàng cây như thế. Dạo ấy, cây sao đen xum xuê hơn, xanh ngắt chứ không khẳng khiu cằn cỗi như bây giờ, đường phối Lò Đúc râm mát hơn. Cây sao đen không được liệt vào loại cây quý đến mức thờ phụng như cây đa, cây đề. Không phải loài cây dành cho thú chơi như lộc vừng, sung… Nhưng nó làm thành hàng cây thẳng tắp, vững chãi. Chợt có ý nghĩ nếu một khi nào đó trường Lê Ngọc Hân có làm huy hiệu hay logo, biểu tượng gì đấy có lẽ cũng nên có hình ảnh cây sao đen thẳng tắp. Ngôi trường đào tạo ra những lớp học sinh không quá thành đạt nhưng là những công dân thẳng thắn trung thực. Đất lành chim đậu, Nhớ về hàng cây sao đen trước cổng trường, lại nhớ đến đàn cò. Lạ sao giữa thành phố, cơ man nào là cò, là vạc ào ạt xao xác suốt ngày. Mùi phân cò tanh ngòm cả phố, loang lổ mặt đường là phân cò trắng xoá…. mà hình như lại tập trung nhiều nhất ở khu vực cổng trường. Đất lành chim đậu. Cách đây vài tháng tôi đọc trên một tờ báo có tả lại thật đúng đường phố Lò Đúc những năm tháng đó, chắc tác giả cũng là một học sinh Lê Ngọc Hân (?).
Hết Hè 1961, với bộ dạng gầy nhẳng, đen đủi của thằng học sinh từ tỉnh lẻ đất cảng tôi lạc lõng xuất hiện trước các bạn cùng lớp, mà sau này tôi được biết họ đã học với nhau từ lớp 1, có nghĩa là đã 5, 6 năm rồi. Khi ấy Lê Ngọc Hân là trường cấp 1 & 2, các bạn đã học cùng nhau từ cấp 1 lên cấp 2 tại trường.
Dạo ấy, học sinh trong lớp không đồng tuổi như bây giờ, nhiều anh chị hơn đến 5, 6 tuổi. Bởi vậy nên tôi đã còi cọc lại càng còi cọc hơn, lọt thỏm trong đám học trò cùng lớp. Đã vậy tính tình tôi lại hiếu động, không được điềm tĩnh nên càng trẻ con hơn so với các bạn. Một câu chuyện làm tôi nhớ mãi để so sánh mình rất trẻ con so với các bạn cùng lớp Lê Ngọc Hân. Buổi tối mùa Hè, bọn con trai cùng phố Hoà Mã chúng tôi khi đó rủ nhau đi soi đèn bắt ve ở các gốc cây quanh bãi bóng và vườn hoa Pastơ. ở đây nhiều cây to, lại tối nên có rất nhiều chú ve thoát xác từ dưới đất lên. Đang mải mê soi đèn, đến một gốc cây, tự nhiên giật mình thấy đôi trai gái đang nói chuyện. Tôi ngỡ ngàng vì qua ánh đèn ống bơ tôi nhận ra người con gái lại chính là bạn học cùng lớp. Sau này người con gái ấy đã thành sỹ quan cao cấp trong ngành an ninh. Thế đấy, tôi còn đang đánh đáo bắt ve, thì bạn trong lớp đã lớn lắm rồi…
Những ngày cuối tháng Mười Một, ai ai cũng nghĩ về thầy cô giáo, ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo 20 - 11. Có phải bây giờ phú quý sinh lễ nghĩa không, thời Lê Ngọc Hân của chúng tôi hình như không ồn ào như bây giờ, có bạn nào đến nhà thầy khi ấy để chúc mừng thầy cô? Riêng tôi hình như chưa đến nhà thầy cô nào. Nhưng sau mấy chục năm, tôi vẫn đinh ninh khi nhắc đến xóm Hạ Hồi là nghĩ ngay đến cô Bắc Thành, nhà cô Sa ở đầu ngõ Hàng Chuối… Với tôi, những nơi ấy luôn gần gũi, thiêng liêng.
Kể về trường, nhớ về trường Lê Ngọc Hân, với tôi không thể không nói về thầy Lộc. Nhà thầy ở đầu phố Huế, một ngôi nhà 1 tầng, nhà ngoài là cửa hàng nhuộm hấp. Tôi không còn nhớ mình đã vào nhà thầy chưa, nhưng bây giờ hàng ngày đi qua phố Huế tôi vẫn đinh ninh nình có một người thầy ở đấy. Thầy Lộc chỉ còn một bàn tay không đầy đủ ngón, nhưng thầy vẽ hình học rất rõ ràng. Không biết có phải do học được cách thể hiện những nét vẽ hình học của thầy mà sau này khi học lên đại học, những môn hình giải tích, hình hoạ... tôi thường rất dễ dàng đạt được kết quả cao.
Tôi không nhớ nổi một văn, bài toán hay một tiết học, nhưng thầy cô đã dẫn dắt cách nghĩ, cách suy luận gần như luôn đi suốt cuộc đời tôi. Lạ thay, có những điều chưa chỉnh của lời thầy cũng theo tôi, răn dạy tôi. Này nhé, khi làm bài kiểm tra về điều kiện bay hơi của nước, thầy Thanh phê vào bài kiểm tra của tôi mặt thoáng là có gió rồi. Sau này học lên, đi sâu vào các hiện tượng vật lý hai yếu tố mặt thoáng và có gió hiển nhiên là hai điều kiện khác nhau, nhưng tôi vẫn luôn nhớ thầy Thanh, người thầy đầu tiên dạy tôi lý giải các hiện tượng xung quanh. Rõ ràng thời đó, thầy cô truyền cho chúng tôi cách suy nghĩ lập luận nhiều hơn rất nhiều các con tính với đáp số cụ thể.
Với thầy Thanh, tôi còn một kỷ niệm không thể quên. Ngày ấy lứa con trai chúng tôi có trò chơi súng diêm. Súng bằng gỗ, nòng là một van xe đạp hỏng. Lúc bắn, cò súng đẩy thanh sắt đã được kéo căng bằng dây cao su, đầu thanh sắt đập vào lòng van xe đã nhồi thuốc của khoảng 10 que diêm, gây tiếng nổ và phần gỗ que diêm bắn xa khoàng chục mét, có thể thủng cả tờ giấy học sinh, sẽ rất nguy hiểm nếu bắn vào mặt nhau. Nhà trường cấm tiệt. Học sinh đứa nào mang súng đến lớp là bị tịch thu và gọi được lên phòng hội đồng chờ kỷ luật. Khi ấy tôi đã kỳ công làm cho mình một khẩu "mode" cực kỳ long lanh. Trong lần đầu tiên khoe các bạn sản phẩm vượt trội cả "thanh" lẫn "sắc", tôi cũng chịu chung số phận kỷ luật như các bạn khác. Tuy nhiên, có lẽ do khẩu súng của tôi quá hoàn hảo, nên cuối giờ học, thay vì bị tiêu huỷ, tôi đã được thầy Thanh trả lại khẩu súng với lời dặn mang về cất đi. Tôi giữ khẩu súng mãi tới khi chuyển nhà thì bị thất lạc.
Cái bãi đất cạnh vườn hoa Pastơ với lứa chúng tôi quen gọi là bãi đá bóng Pát-tơ. Kỷ niệm về những trận đấu bóng tôi không nhớ gì nhiều, tuy tôi không hề vắng mặt trận nào của lớp. Ngoài những trận đòn của Ba tôi, vì bóng đá. Thường chúng tôi đá bóng sau giờ học, nên Ba mẹ thấp thòm chờ không rõ sao tôi lại đi học về muộn thế. Khi ấy chẳng cha mẹ nào còn đủ bình tĩnh để khuyên giải thằng con một tuần có đến cả 6 ngày học về muộn. ấn tượng nhất về lứa cầu thủ lớp tôi phải kể đến Thanh Hà, là thủ môn giỏi nhưng Hà không có dáng dấp dong dỏng của các thủ môn xịn, mà cả mặt lẫn người nó tròn như hòn bi. Cái miệng rất hay toe toét khoe cái răng cửa sứt một góc. Dạo ấy tôi cũng hay giữ gôn, có lẽ không phải do có năng khiếu mà do không làm tốt được khi đá ở các vị trí khác. Đến bây giờ, ngón út tay trái tôi vẫn còn bị tật do tai nạn khi bắt gôn thời đó. Tôi không nhớ ai đã sút quả bóng làm ngón út của tôi choãi hẳn ra, nhưng tôi nhớ rất rõ là sau trận ấy Ba mẹ đã tha không đánh vì có lẽ tay tôi sưng to quá. Hà ơi, bây giờ mày đang ở đâu? Hết cấp 2, cấp 3 có đi bộ đội không, sao bao lần họp lớp không thấy? Không dám nghĩ gì hơn về Thanh Hà nữa, nói dại... chúng mình đều trải qua chiến tranh mà.
Khi ấy, có thể do từ nơi khác về, tôi không có nhiều bạn. Trong trí nhớ của tôi có từng nhóm bạn, họ thường tụ tập theo khu phố gần nhà nhau. Đoạn giữa phố Lò Đúc có Ngọc Giang, Trường Phước. Chẳng biết sao các bạn gọi là Giang "mèo" tôi cứ theo thế mà gọi không biết bạn có ưng không, nhưng rất nhớ nhà Giang hay có chuột nhắt, lần nào đến nhà tôi cũng nhìn thấy, rất sợ. Trường Phước, rất hay làm thơ, anh có năng khiếu văn chương từ thời đó, sau này anh là nhà báo, là biên tập viên thời sự của Truyền hình Việt nam. Phước đã mất bởi căn bệnh hiểm nghèo. Nghe nói Phước đã mất ngay trên tay người bạn học từ thời Lê Ngọc Hân. Hình như, trước đây tên anh là Trương Phước, đến khi là nhà thơ, nhà báo thêm dấu "huyền" vào cho hoành tráng!!?.. Đoạn cuối phố có Phan Xuân Hùng, Lưu Thế Trường… Nhà Nguyễn Thanh Hà đã vào đến xóm Lương Yên. Cả lớp tôi, khi nói đến ai, chỉ gọi đúng tên thôi, riêng Hùng thì không biết sao cứ phải đủ bộ cả họ tên Phan Xuân Hùng, mong sao đó là những biểu hiện khởi nguồn làm nên lãnh tụ!!
Một tốp bạn rất đông đảo lớp tôi ở các phố quanh quanh vườn hoa Paster Hàng Chuối có Đặng Văn Hà, anh em Võ Châu Tấn, Võ Phương Thảo con của nhà văn Võ Quảng. Võ Tấn nghiêm khắc với mình đến khắc khổ, mẫu hình "Lôi Phong" của lớp. Phương Thảo em anh bây giờ tóc đã trắng đầu chưa, khi ấy đã thấy trên đầu Thảo bao nhiêu là tóc bạc.. Ngõ Hàng Chuối có Nguyễn Kinh Luân, Phạm Trọng Vinh, biệt hiệu Vinh "cáo". Sau này Vinh lại là em rể Kinh Luân. Vinh là kỹ sư cầu đường, anh hy sinh khi đang làm nhiệm vụ tại Lào. Đoàn công tác của anh bị phỉ tấn công tại công trường phí bắc thủ đô Viên chăn (?). Tôi có dịp công tác tại Lào, được các bạn Thông tấn xã Lào giới thiệu về một đoạn đường cán bộ công nhân giúp Lào bị phỉ giết hại. Hôm đi qua khu vực ấy cứ linh cảm đó là nơi Vinh hy sinh.
Góc phố Trần Thánh Tông là Nguyễn Thành Công, biệt danh Công "cò". Phố Nguyễn Lai Thạch, bây giờ đổi là phố nguyễn Huy Tự có Việt Sơn, Việt Hương, Phan Quỳnh Anh, Kiều Nga, Đặng Ngọc Diệp…. ấn tượng nhất với tôi về nghịch ngợm của các bạn nữ thời học trò là Quỳnh Anh, Kiều Nga thật xứng danh đứng hàng thứ ba sau ma và quỷ. Quỳnh Anh sau này trở thành cô giáo dạy hoá của một trường THPT uy tín nhất nhì cả nước - trường Hà Nội Amsterdam. Ngọc Diệp, hay đứng trên ban công gác 2 ngó ra khi có bạn đến nhà, đúng như một "công nương", sau này Diệp làm "xếp" một doanh nghiệp có tiếng với thương hiệu rất tiểu học "3C". Đi quá chút nữa sang Trần Khánh Dư có các bạn Bích Vân, Lê Hoàng Mai. Không nhớ khi đó Bích Vân có là "quan chức" gì của lớp, nhưng bạn là quản ca, luôn bắt nhịp cho cả lớp hát bài Tiến lên đoàn viên... Cùng ở khu tập thể Viện quân y 108 với Vân, Mai có Hảo "đỏ". Xin thắp một nén hương cho Hảo "đỏ", bạn mất vì tai nạn trong một chuyến đi để chuẩn bị nghỉ hưu.
Một bạn nữ mà tôi không xếp vào tốp nào được đó là Phương Ngân. Phải nhắc đến vì khi ấy trong mắt tôi bạn là "quý tộc", cả lớp chỉ có mình Ngân đi học bằng xe đạp. Với chúng tôi khi ấy, có xe đạp phải sánh ngang với bây giờ có oto BMW hoặc Toyota. Nhà Ngân là nhà hộ sinh trên phố Bà Triệu, không biết bạn có ở đó nữa không. Hàng ngày đi học Ngân phải qua trước nhà tôi nằm trên phố Hoà Mã. Giữa phố Hoà Mã có dãy nhà 1 tầng, nhà anh Hải ở trong dãy đó. Anh Hải lớn lắm, hơn tôi chắc phải nửa con giáp. Nhà anh Hải tôi chỉ thấy có hai mẹ con. Là con trai nhưng anh đan len rất giỏi, anh đan len để phụ giúp mẹ, tôi chưa bao giờ thấy anh đi chơi hoặc ngồi rỗi bao giờ. Giờ ra chơi ở trường, học sinh cả lớp ào ra chạy nhảy la hét, không bao giờ thấy có anh Hải. Cùng hàng đàn anh, đàn chị trong lớp với anh Hải là chị Hàn Tuyết Mai…
Trong đám bạn ở các phố trên, tôi dành riêng nhớ về hai bạn chơi khá thân là Ngọc Khôi và Võ Thạch Sơn. Ngọc Khôi nhà ở đối diện với rạp Mê Linh, Khôi phải viết bằng tay trái, tay phải bị liệt, Khôi viết rất nhanh và đẹp, Khôi học giỏi toán và sau này anh cũng làm nghề toán. Nhà Khôi, không thể quên mùi bột cary, nhiều hôm đến lớp tay Khôi vẫn vàng khè mầu nghệ. Võ Thạch Sơn, hồi đó nhỏ người như tôi nhưng sao Sơn làm được nhiều việc vượt trứơc mọi người, có lẽ do hoàn cảnh Sơn khá hơn các bạn cùng lớp, cha Sơn là bác Võ Thuần Nho thứ trưởng bộ Giáo dục. Đặc biệt hơn bác ruột Sơn lại là người nổi tiếng, rất nổi tiếng cả thế giới đó là bác Võ Nguyên Giáp. Nhà Sơn có một bồn tắm để ngoài sân dùng để thả cá vàng, một thú chơi rất hấp dẫn với tôi. Dành riêng kỷ niệm về Khôi và Sơn vì đây là hai người bạn học duy nhất làm tôi còn nhớ được những giây phút ít ỏi về học hành suốt 10 năm ngồi ghế phổ thông. Trong lúc chơi với nhau, ngoài một trò "nói lái" rất thịnh hành trong trường khi đó, chúng tôi hay mang những bài tập hình học để đố nhau cách giải. Ba đứa, mỗi đứa một hoàn cảnh gia đình, một điều kiện sống nhưng vẫn thân nhau, lớp học sinh bây giờ thường không thế.
Năm cuối cấp, mọi người đua nhau viết lưu niệm. Mỗi người cố làm cho mình một cuốn, nghe nói cũng nhiều lời lâm ly lắm, thấm đẫm tình cảm, có cả "tình yêu" học trò. Không biết có ai trong lớp còn giữ lại những dòng lưu bút ấy. Tôi là loại trẻ con so với các bạn nên không có gì cả…. Còn nhiều bạn nữa, lung linh lắm chưa kịp nói đến, đừng giận khi không thấy tên mình ở những đoạn ký ức này, tôi không quên đâu. Nhưng cũng phải nói lời xin lỗi, nếu tôi nói không chính xác về một ai đó, sợ lắm bây giờ các bác "già hay dỗi". Mà tôi suốt đời lúc nào cũng thấy mình mắc lỗi.
Năm ngoái, trường Lê Ngọc Hân phá đi để làm lại. Thấy se lòng như mất đi một kỷ vật. Vẫn biết ngôi trường cũ không còn đủ sức chứa lớp học sinh đông đảo bây giờ, nhất là chương trình bán trú, học sinh cần cả chỗ ăn, ngủ hàng ngày. May làm sao, cám ơn những người thợ xây lại ngôi trường mới, đã giữ được một vài hoa văn kiến trúc. Đi qua cổng trường vẫn thấy được hình bóng ngôi trường Lê Ngọc Hân xưa./.
Một ngày cuối tháng 11/2006
PHÙNG VIỆT THẮNG
Đến tuổi này, chắc các bạn cũng như tôi thường hay hoài niệm, hay nhớ lại những thời thơ ấu, tuổi trẻ đã qua. Nhưng đến khi định viết một cái gì đó thì lại chẳng biết viết gì cả. Bao nhiêu hình ảnh ký ức ập tràn về, sống động quá, dồn dập quá. Nhưng khả năng văn chương của tôi vốn đã gần bằng "không", nên càng chẳng biết viết thế nào. Làm sao tái hiện được cái thời học trò ấy, dù chỉ một đoạn thôi, đầu óc căng cứng lại không thể viết …….. Mới biết văn nghệ sỹ họ hơn người, Lê Vân có yêu và sống, Thanh Hoa sắp có những điều còn chưa nói, sao mà họ giỏi vậy… Thôi thì ta vẫn là ta vậy! Nhưng phải thú thật rằng, bao nhiêu là kỷ niệm thời cắp sách ùa về, nhưng tuyệt nhiên không có một tý nào tôi nhớ về những tiết học, mà toàn nhớ những chuyện vu vơ, nghịch ngợm, vô thưởng vô phạt. Vài ba câu chuyện tôi kể sau đây cũng là vậy.
Gia đình tôi vốn gốc Hà Nội, sau tản cư theo kháng chiến, đầu năm1955 cả gia đình theo bè xuôi về tới Hà Nội. Ở Hà Nội được ít ngày, gia đình lại theo Ba tôi xuống tiếp quản Hải Phòng. Và tôi học tại đó tới hết năm lớp 5 (lớp đầu cấp 2) thì về Hà Nội học ở Lê Ngọc Hân.
Như vậy với tôi Lê Ngọc Hân là nơi tôi học có 2 năm cuối cấp 2. Nhưng với tôi, ngôi trường vẫn đầy ắp kỷ niệm. Trước tiên, ngay từ khi sắp chuyển về trường, tôi đã được biết, đây là ngôi trường đầu đời của mẹ tôi. Những 1933…, Mẹ đã học những chữ cái abc đầu tiên tại trường Lê Ngọc Hân. Mẹ nói với tôi như vậy, có lẽ bà kể chuyện xưa để động viên tôi vượt qua lưu luyến thơ trẻ về những ngôi trường ở Hải Phòng (Trường cấp 1 Nguyễn Tri Phương và trường cấp 2 Ngô Quyền).
Nói đến Lê Ngọc Hân thuở ấy, đầu tiên phải kể đến hàng cây sao đen với cơ man nào là cò, là vạc. Hàng sao đen cao lừng lững thẳng tắp, không có một đường phố nào ở Hà Nội có hàng cây như thế. Dạo ấy, cây sao đen xum xuê hơn, xanh ngắt chứ không khẳng khiu cằn cỗi như bây giờ, đường phối Lò Đúc râm mát hơn. Cây sao đen không được liệt vào loại cây quý đến mức thờ phụng như cây đa, cây đề. Không phải loài cây dành cho thú chơi như lộc vừng, sung… Nhưng nó làm thành hàng cây thẳng tắp, vững chãi. Chợt có ý nghĩ nếu một khi nào đó trường Lê Ngọc Hân có làm huy hiệu hay logo, biểu tượng gì đấy có lẽ cũng nên có hình ảnh cây sao đen thẳng tắp. Ngôi trường đào tạo ra những lớp học sinh không quá thành đạt nhưng là những công dân thẳng thắn trung thực. Đất lành chim đậu, Nhớ về hàng cây sao đen trước cổng trường, lại nhớ đến đàn cò. Lạ sao giữa thành phố, cơ man nào là cò, là vạc ào ạt xao xác suốt ngày. Mùi phân cò tanh ngòm cả phố, loang lổ mặt đường là phân cò trắng xoá…. mà hình như lại tập trung nhiều nhất ở khu vực cổng trường. Đất lành chim đậu. Cách đây vài tháng tôi đọc trên một tờ báo có tả lại thật đúng đường phố Lò Đúc những năm tháng đó, chắc tác giả cũng là một học sinh Lê Ngọc Hân (?).
Hết Hè 1961, với bộ dạng gầy nhẳng, đen đủi của thằng học sinh từ tỉnh lẻ đất cảng tôi lạc lõng xuất hiện trước các bạn cùng lớp, mà sau này tôi được biết họ đã học với nhau từ lớp 1, có nghĩa là đã 5, 6 năm rồi. Khi ấy Lê Ngọc Hân là trường cấp 1 & 2, các bạn đã học cùng nhau từ cấp 1 lên cấp 2 tại trường.
Dạo ấy, học sinh trong lớp không đồng tuổi như bây giờ, nhiều anh chị hơn đến 5, 6 tuổi. Bởi vậy nên tôi đã còi cọc lại càng còi cọc hơn, lọt thỏm trong đám học trò cùng lớp. Đã vậy tính tình tôi lại hiếu động, không được điềm tĩnh nên càng trẻ con hơn so với các bạn. Một câu chuyện làm tôi nhớ mãi để so sánh mình rất trẻ con so với các bạn cùng lớp Lê Ngọc Hân. Buổi tối mùa Hè, bọn con trai cùng phố Hoà Mã chúng tôi khi đó rủ nhau đi soi đèn bắt ve ở các gốc cây quanh bãi bóng và vườn hoa Pastơ. ở đây nhiều cây to, lại tối nên có rất nhiều chú ve thoát xác từ dưới đất lên. Đang mải mê soi đèn, đến một gốc cây, tự nhiên giật mình thấy đôi trai gái đang nói chuyện. Tôi ngỡ ngàng vì qua ánh đèn ống bơ tôi nhận ra người con gái lại chính là bạn học cùng lớp. Sau này người con gái ấy đã thành sỹ quan cao cấp trong ngành an ninh. Thế đấy, tôi còn đang đánh đáo bắt ve, thì bạn trong lớp đã lớn lắm rồi…
Những ngày cuối tháng Mười Một, ai ai cũng nghĩ về thầy cô giáo, ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo 20 - 11. Có phải bây giờ phú quý sinh lễ nghĩa không, thời Lê Ngọc Hân của chúng tôi hình như không ồn ào như bây giờ, có bạn nào đến nhà thầy khi ấy để chúc mừng thầy cô? Riêng tôi hình như chưa đến nhà thầy cô nào. Nhưng sau mấy chục năm, tôi vẫn đinh ninh khi nhắc đến xóm Hạ Hồi là nghĩ ngay đến cô Bắc Thành, nhà cô Sa ở đầu ngõ Hàng Chuối… Với tôi, những nơi ấy luôn gần gũi, thiêng liêng.
Kể về trường, nhớ về trường Lê Ngọc Hân, với tôi không thể không nói về thầy Lộc. Nhà thầy ở đầu phố Huế, một ngôi nhà 1 tầng, nhà ngoài là cửa hàng nhuộm hấp. Tôi không còn nhớ mình đã vào nhà thầy chưa, nhưng bây giờ hàng ngày đi qua phố Huế tôi vẫn đinh ninh nình có một người thầy ở đấy. Thầy Lộc chỉ còn một bàn tay không đầy đủ ngón, nhưng thầy vẽ hình học rất rõ ràng. Không biết có phải do học được cách thể hiện những nét vẽ hình học của thầy mà sau này khi học lên đại học, những môn hình giải tích, hình hoạ... tôi thường rất dễ dàng đạt được kết quả cao.
Tôi không nhớ nổi một văn, bài toán hay một tiết học, nhưng thầy cô đã dẫn dắt cách nghĩ, cách suy luận gần như luôn đi suốt cuộc đời tôi. Lạ thay, có những điều chưa chỉnh của lời thầy cũng theo tôi, răn dạy tôi. Này nhé, khi làm bài kiểm tra về điều kiện bay hơi của nước, thầy Thanh phê vào bài kiểm tra của tôi mặt thoáng là có gió rồi. Sau này học lên, đi sâu vào các hiện tượng vật lý hai yếu tố mặt thoáng và có gió hiển nhiên là hai điều kiện khác nhau, nhưng tôi vẫn luôn nhớ thầy Thanh, người thầy đầu tiên dạy tôi lý giải các hiện tượng xung quanh. Rõ ràng thời đó, thầy cô truyền cho chúng tôi cách suy nghĩ lập luận nhiều hơn rất nhiều các con tính với đáp số cụ thể.
Với thầy Thanh, tôi còn một kỷ niệm không thể quên. Ngày ấy lứa con trai chúng tôi có trò chơi súng diêm. Súng bằng gỗ, nòng là một van xe đạp hỏng. Lúc bắn, cò súng đẩy thanh sắt đã được kéo căng bằng dây cao su, đầu thanh sắt đập vào lòng van xe đã nhồi thuốc của khoảng 10 que diêm, gây tiếng nổ và phần gỗ que diêm bắn xa khoàng chục mét, có thể thủng cả tờ giấy học sinh, sẽ rất nguy hiểm nếu bắn vào mặt nhau. Nhà trường cấm tiệt. Học sinh đứa nào mang súng đến lớp là bị tịch thu và gọi được lên phòng hội đồng chờ kỷ luật. Khi ấy tôi đã kỳ công làm cho mình một khẩu "mode" cực kỳ long lanh. Trong lần đầu tiên khoe các bạn sản phẩm vượt trội cả "thanh" lẫn "sắc", tôi cũng chịu chung số phận kỷ luật như các bạn khác. Tuy nhiên, có lẽ do khẩu súng của tôi quá hoàn hảo, nên cuối giờ học, thay vì bị tiêu huỷ, tôi đã được thầy Thanh trả lại khẩu súng với lời dặn mang về cất đi. Tôi giữ khẩu súng mãi tới khi chuyển nhà thì bị thất lạc.
Cái bãi đất cạnh vườn hoa Pastơ với lứa chúng tôi quen gọi là bãi đá bóng Pát-tơ. Kỷ niệm về những trận đấu bóng tôi không nhớ gì nhiều, tuy tôi không hề vắng mặt trận nào của lớp. Ngoài những trận đòn của Ba tôi, vì bóng đá. Thường chúng tôi đá bóng sau giờ học, nên Ba mẹ thấp thòm chờ không rõ sao tôi lại đi học về muộn thế. Khi ấy chẳng cha mẹ nào còn đủ bình tĩnh để khuyên giải thằng con một tuần có đến cả 6 ngày học về muộn. ấn tượng nhất về lứa cầu thủ lớp tôi phải kể đến Thanh Hà, là thủ môn giỏi nhưng Hà không có dáng dấp dong dỏng của các thủ môn xịn, mà cả mặt lẫn người nó tròn như hòn bi. Cái miệng rất hay toe toét khoe cái răng cửa sứt một góc. Dạo ấy tôi cũng hay giữ gôn, có lẽ không phải do có năng khiếu mà do không làm tốt được khi đá ở các vị trí khác. Đến bây giờ, ngón út tay trái tôi vẫn còn bị tật do tai nạn khi bắt gôn thời đó. Tôi không nhớ ai đã sút quả bóng làm ngón út của tôi choãi hẳn ra, nhưng tôi nhớ rất rõ là sau trận ấy Ba mẹ đã tha không đánh vì có lẽ tay tôi sưng to quá. Hà ơi, bây giờ mày đang ở đâu? Hết cấp 2, cấp 3 có đi bộ đội không, sao bao lần họp lớp không thấy? Không dám nghĩ gì hơn về Thanh Hà nữa, nói dại... chúng mình đều trải qua chiến tranh mà.
Khi ấy, có thể do từ nơi khác về, tôi không có nhiều bạn. Trong trí nhớ của tôi có từng nhóm bạn, họ thường tụ tập theo khu phố gần nhà nhau. Đoạn giữa phố Lò Đúc có Ngọc Giang, Trường Phước. Chẳng biết sao các bạn gọi là Giang "mèo" tôi cứ theo thế mà gọi không biết bạn có ưng không, nhưng rất nhớ nhà Giang hay có chuột nhắt, lần nào đến nhà tôi cũng nhìn thấy, rất sợ. Trường Phước, rất hay làm thơ, anh có năng khiếu văn chương từ thời đó, sau này anh là nhà báo, là biên tập viên thời sự của Truyền hình Việt nam. Phước đã mất bởi căn bệnh hiểm nghèo. Nghe nói Phước đã mất ngay trên tay người bạn học từ thời Lê Ngọc Hân. Hình như, trước đây tên anh là Trương Phước, đến khi là nhà thơ, nhà báo thêm dấu "huyền" vào cho hoành tráng!!?.. Đoạn cuối phố có Phan Xuân Hùng, Lưu Thế Trường… Nhà Nguyễn Thanh Hà đã vào đến xóm Lương Yên. Cả lớp tôi, khi nói đến ai, chỉ gọi đúng tên thôi, riêng Hùng thì không biết sao cứ phải đủ bộ cả họ tên Phan Xuân Hùng, mong sao đó là những biểu hiện khởi nguồn làm nên lãnh tụ!!
Một tốp bạn rất đông đảo lớp tôi ở các phố quanh quanh vườn hoa Paster Hàng Chuối có Đặng Văn Hà, anh em Võ Châu Tấn, Võ Phương Thảo con của nhà văn Võ Quảng. Võ Tấn nghiêm khắc với mình đến khắc khổ, mẫu hình "Lôi Phong" của lớp. Phương Thảo em anh bây giờ tóc đã trắng đầu chưa, khi ấy đã thấy trên đầu Thảo bao nhiêu là tóc bạc.. Ngõ Hàng Chuối có Nguyễn Kinh Luân, Phạm Trọng Vinh, biệt hiệu Vinh "cáo". Sau này Vinh lại là em rể Kinh Luân. Vinh là kỹ sư cầu đường, anh hy sinh khi đang làm nhiệm vụ tại Lào. Đoàn công tác của anh bị phỉ tấn công tại công trường phí bắc thủ đô Viên chăn (?). Tôi có dịp công tác tại Lào, được các bạn Thông tấn xã Lào giới thiệu về một đoạn đường cán bộ công nhân giúp Lào bị phỉ giết hại. Hôm đi qua khu vực ấy cứ linh cảm đó là nơi Vinh hy sinh.
Góc phố Trần Thánh Tông là Nguyễn Thành Công, biệt danh Công "cò". Phố Nguyễn Lai Thạch, bây giờ đổi là phố nguyễn Huy Tự có Việt Sơn, Việt Hương, Phan Quỳnh Anh, Kiều Nga, Đặng Ngọc Diệp…. ấn tượng nhất với tôi về nghịch ngợm của các bạn nữ thời học trò là Quỳnh Anh, Kiều Nga thật xứng danh đứng hàng thứ ba sau ma và quỷ. Quỳnh Anh sau này trở thành cô giáo dạy hoá của một trường THPT uy tín nhất nhì cả nước - trường Hà Nội Amsterdam. Ngọc Diệp, hay đứng trên ban công gác 2 ngó ra khi có bạn đến nhà, đúng như một "công nương", sau này Diệp làm "xếp" một doanh nghiệp có tiếng với thương hiệu rất tiểu học "3C". Đi quá chút nữa sang Trần Khánh Dư có các bạn Bích Vân, Lê Hoàng Mai. Không nhớ khi đó Bích Vân có là "quan chức" gì của lớp, nhưng bạn là quản ca, luôn bắt nhịp cho cả lớp hát bài Tiến lên đoàn viên... Cùng ở khu tập thể Viện quân y 108 với Vân, Mai có Hảo "đỏ". Xin thắp một nén hương cho Hảo "đỏ", bạn mất vì tai nạn trong một chuyến đi để chuẩn bị nghỉ hưu.
Một bạn nữ mà tôi không xếp vào tốp nào được đó là Phương Ngân. Phải nhắc đến vì khi ấy trong mắt tôi bạn là "quý tộc", cả lớp chỉ có mình Ngân đi học bằng xe đạp. Với chúng tôi khi ấy, có xe đạp phải sánh ngang với bây giờ có oto BMW hoặc Toyota. Nhà Ngân là nhà hộ sinh trên phố Bà Triệu, không biết bạn có ở đó nữa không. Hàng ngày đi học Ngân phải qua trước nhà tôi nằm trên phố Hoà Mã. Giữa phố Hoà Mã có dãy nhà 1 tầng, nhà anh Hải ở trong dãy đó. Anh Hải lớn lắm, hơn tôi chắc phải nửa con giáp. Nhà anh Hải tôi chỉ thấy có hai mẹ con. Là con trai nhưng anh đan len rất giỏi, anh đan len để phụ giúp mẹ, tôi chưa bao giờ thấy anh đi chơi hoặc ngồi rỗi bao giờ. Giờ ra chơi ở trường, học sinh cả lớp ào ra chạy nhảy la hét, không bao giờ thấy có anh Hải. Cùng hàng đàn anh, đàn chị trong lớp với anh Hải là chị Hàn Tuyết Mai…
Trong đám bạn ở các phố trên, tôi dành riêng nhớ về hai bạn chơi khá thân là Ngọc Khôi và Võ Thạch Sơn. Ngọc Khôi nhà ở đối diện với rạp Mê Linh, Khôi phải viết bằng tay trái, tay phải bị liệt, Khôi viết rất nhanh và đẹp, Khôi học giỏi toán và sau này anh cũng làm nghề toán. Nhà Khôi, không thể quên mùi bột cary, nhiều hôm đến lớp tay Khôi vẫn vàng khè mầu nghệ. Võ Thạch Sơn, hồi đó nhỏ người như tôi nhưng sao Sơn làm được nhiều việc vượt trứơc mọi người, có lẽ do hoàn cảnh Sơn khá hơn các bạn cùng lớp, cha Sơn là bác Võ Thuần Nho thứ trưởng bộ Giáo dục. Đặc biệt hơn bác ruột Sơn lại là người nổi tiếng, rất nổi tiếng cả thế giới đó là bác Võ Nguyên Giáp. Nhà Sơn có một bồn tắm để ngoài sân dùng để thả cá vàng, một thú chơi rất hấp dẫn với tôi. Dành riêng kỷ niệm về Khôi và Sơn vì đây là hai người bạn học duy nhất làm tôi còn nhớ được những giây phút ít ỏi về học hành suốt 10 năm ngồi ghế phổ thông. Trong lúc chơi với nhau, ngoài một trò "nói lái" rất thịnh hành trong trường khi đó, chúng tôi hay mang những bài tập hình học để đố nhau cách giải. Ba đứa, mỗi đứa một hoàn cảnh gia đình, một điều kiện sống nhưng vẫn thân nhau, lớp học sinh bây giờ thường không thế.
Năm cuối cấp, mọi người đua nhau viết lưu niệm. Mỗi người cố làm cho mình một cuốn, nghe nói cũng nhiều lời lâm ly lắm, thấm đẫm tình cảm, có cả "tình yêu" học trò. Không biết có ai trong lớp còn giữ lại những dòng lưu bút ấy. Tôi là loại trẻ con so với các bạn nên không có gì cả…. Còn nhiều bạn nữa, lung linh lắm chưa kịp nói đến, đừng giận khi không thấy tên mình ở những đoạn ký ức này, tôi không quên đâu. Nhưng cũng phải nói lời xin lỗi, nếu tôi nói không chính xác về một ai đó, sợ lắm bây giờ các bác "già hay dỗi". Mà tôi suốt đời lúc nào cũng thấy mình mắc lỗi.
Năm ngoái, trường Lê Ngọc Hân phá đi để làm lại. Thấy se lòng như mất đi một kỷ vật. Vẫn biết ngôi trường cũ không còn đủ sức chứa lớp học sinh đông đảo bây giờ, nhất là chương trình bán trú, học sinh cần cả chỗ ăn, ngủ hàng ngày. May làm sao, cám ơn những người thợ xây lại ngôi trường mới, đã giữ được một vài hoa văn kiến trúc. Đi qua cổng trường vẫn thấy được hình bóng ngôi trường Lê Ngọc Hân xưa./.
Một ngày cuối tháng 11/2006
PHÙNG VIỆT THẮNG
Similar topics
» Hoàng Việt Hùng - Kỷ niệm không bao giờ quên
» Đặng Ngọc Diệp - Kỷ niệm tuổi thơ
» Học tiếng Nhật là niềm vui của bạn - Dạy tiếng Nhật là niềm tự hào của TOP GLOBIS.
» DU LỊCH VIỆT NAM
» Ngô Như Ý - Những kỷ niệm không thể nào quên
» Đặng Ngọc Diệp - Kỷ niệm tuổi thơ
» Học tiếng Nhật là niềm vui của bạn - Dạy tiếng Nhật là niềm tự hào của TOP GLOBIS.
» DU LỊCH VIỆT NAM
» Ngô Như Ý - Những kỷ niệm không thể nào quên
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết