Dương Vân Thục - Những dòng ký ức năm xưa
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Dương Vân Thục - Những dòng ký ức năm xưa
NHỮNG DÒNG KÝ ỨC NĂM XƯA
Phố mình Lò Đúc cổ xưa
Hàng sao thẳng tắp gió đưa bên đường
Ngọc Hân công chúa tên trường
Hai tầng, mái ngói, với tường cao cao
Ngày ngày đi học vui sao
Thầy cô bè bạn biết bao ân tình
Những hình ảnh ấy mãi mãi còn trong ký ức chúng tôi, dù bao nhiêu năm đã xa mái trường xưa, từ hồi chúng tôi còn bé tý, ra chơi còn nhảy dây, chạy đuổi, đá cầu...
Ngày xưa ấy, có lẽ hầm trường là nơi để lại cho bọn con gái chúng tôi ấn tượng mạnh nhất, vì chúng tôi rất sợ ma. Thế mà có rất nhiều tin đồn dưới hầm trường có ma. Chưa đứa nào tận mắt thấy con ma nó ra sao nhưng sợ thì vẫn cứ sợ. Để thoả mãn trí tò mò, bọn con trai đã lập ra hẳn một đội "thám hiểm", gồm toàn những ông tướng hăng hái, nghịch ngợm nhất, mò xuống hầm trường. Bọn con gái thì vô cùng hồi hộp đợi xem kết quả ra sao, hy vọng là sẽ bớt sợ. Không ngờ khi thám hiểm xong, bọn con trai kể lại ở dưới ấy có rất nhiều thứ còn rùng rợn hơn rất nhiều, làm cho bọn con gái chúng tôi sợ xanh mắt mèo. Những đứa nhát gan mỗi khi đi qua cửa hầm phải ù té chạy thật nhanh, không dám quay đầu lại nhìn. Bây giờ nghĩ lại thật buồn cười... Mà có lẽ hồi ấy chúng tôi còn lắm cái buồn cười nữa, bây giờ cứ mỗi lần kể lại cho nhau nghe, lại thành ra những chuyện vừa ngố, vừa vui, nhưng vì có không ít những cái như thế nên giữa chúng tôi có vô khối kỷ niệm để nhớ.
Năm ấy, khi chúng tôi đang học cấp 2 thì trong miền Nam xảy ra vụ thảm sát Phú Lợi. Thầy trò chúng tôi cùng nhau dựng lên một tấm bia tưởng nhớ sự kiện ấy ở sân dưới, ở phía đối diện với trường. Trong tâm trí chúng tôi, đó như là một sự việc trọng đại, như một tình cảm ruột thịt dành cho đồng bào trong miền Nam, nên chúng tôi làm rất cẩn thận. Sau khi dựng bia xong, thầy trò lại cùng nhau làm một vườn hoa nhỏ dọc theo bia. Trong vườn ấy trồng rất nhiều loại hoa rất đẹp, chúng tôi phân công nhau chăm sóc, tưới hoa thường xuyên nên vườn hoa nhỏ ấy bao giờ cũng đầy màu sắc rực rỡ, tô điểm thêm cho ngôi trường vốn đã rất sạch đẹp của chúng tôi.
Còn ở sân trên thì cô Sa, cô Bắc Thành cùng bọn con gái chúng tôi làm hẳn một vườn rau. Chúng tôi cuốc đất, lên luống, bón phân, đem những mầm bắp cải, su hào... trồng thành hàng. Ngày ngày chung tôi thay nhau chăm bón, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ ... như những người làm vườn thực thụ. Mỗi ngày chúng tôi lại lên ngắm và trông đợi cho cây mau lớn. Thế rồi chẳng bao lâu sau, rau của chúng tôi lên xanh tốt, những củ su hào tròn mẩy, bắp cải to tướng, rau xà lách xanh mỡ màng, lòng chúng tôi vui như mở hội, ngắm mãi không chán mắt. Là học sinh chỉ sống ở thành phố, đó là lần đầu chúng tôi hiểu thế nào là lao động nông nghiệp, thế nào là bỏ ra công sức thế nào để có được kết quả thu hoạch.
Cũng những năm cấp 2 ấy bọn con gái chúng tôi được cô giáo Tâm Hoà, cô giáo Mai Khôi dạy chúng tôi đan cói, một công việc mới lạ nhưng rất thực tế, bởi từ cói đan ra được rất nhiều thứ đồ dùng. Bọn con gái khéo tay nên học rất nhanh và làm ra được không ít sản phẩm nho nhỏ, xinh xinh. Còn bọn con trai thì được thầy Thanh, thầy Cát Tường dạy làm đồ mộc, một môn học cũng rất thực tế và hữu ích nên thấy bọn con trai rất chăm chỉ và hăng hái học theo các thầy, cả bọn hì hục bào, cưa, đục... làm ra những cái ghế, cái hộp, cái giá ... trông cũng rất xinh xắn.
Trường chúng tôi những năm ấy học sinh học khá, chăm ngoan, lại có nhiều sinh hoạt ngoại khoá, văn thể mỹ... như vậy nên đã trở thành một trong các trường điểm xuất sắc của Thủ đô, được các trường khác tới thăm quan rất đông. Ngày ấy chúng tôi cũng không ý thức hết được chuyện ây, cho là chuyện bình thường thôi, nhưng sau này khi lớn lên, nhớ lại, chúng tôi lại thấy rất tự hào về trường Lê Ngọc Hân của mình.
Cuối lớp Bảy, tôi còn nhờ rất rõ, cô giáo Bảo Ngọc (đã mất rồi) dạy chúng tôi bài thờ "Lên miền Tây" của nhà thơ Bùi Minh Quốc. Mỗi một câu thơ như một lời thôi thúc tâm hồn lớp trẻ chúng tôi tới những miền xa xôi của Tổ quốc "lên miền Tây vời vợi nghìn trùng, lên miền Tây làm bạn với núi rừng..." Nhiều bạn học chúng tôi đã ghi tên xung phong đi khai hoang, tôi còn nhớ đó là các bạn Huệ, Kim Thu, Vân Thục, Tuất, Hàn Mai... và nhiều lắm. Nhưng cuối cùng thì cũng chỉ có một số ít bạn được đi thôi, như Ngân Đoá, Yên Sơn...
Như thế là ngay sau năm học 1963 chúng tôi đã toả đi khắp mọi ngả đường của đất nước chứ không còn ở Thủ đô nữa: người thì đi học tiếp, người vào bộ đội đi chiến đấu, người ra đi làm... Chính vì thế đám học trò Lê Ngọc Hân suốt những năm tháng sau đó rất ít khi còn gặp lại nhau, phần nữa cũng do chiến tranh, ai làm gì ở yên chỗ nấy, không có phương tiện, không đựơc đi lại tự do như bây giờ. Thế nhưng trong mỗi người chúng tôi đều còn lại rất nhiều kỷ niệm sâu sắc về trường, về bạn bè...
Lời thầy cô lúc lên đường
Thắm bao kỷ niệm nhớ thương mặn nồng
Chúng em ghi tạc trong lòng
Tới nay dù đã thành ông thành bà !
Bao nhiêu gian khổ vượt qua
Kết tinh độc lập, nở hoa hòa bình
Đổi bao xương máu hy sinh
Đổi bao năm tháng chiến chinh sa trường
Gặp lại nhau, quá yêu thương
Bao nhiêu tình cảm vấn vương ngày nào
Cầm tay nước mắt tuôn trào
Tưởng đâu như thể bước vào cõi mơ
Thoả bao mong ước đợi chờ
Thầy cô , bè bạn bây giờ là đây
Cháu con ríu rít cả bầy
Mừng khi sum họp, mừng ngày vui chung
Trường xưa ta đã học cùng
Từ nay ta mãi quây quần bên nhau !
Hà Nội ngày 22 tháng 12 năm 2006
DƯƠNG VÂN THỤC
Phố mình Lò Đúc cổ xưa
Hàng sao thẳng tắp gió đưa bên đường
Ngọc Hân công chúa tên trường
Hai tầng, mái ngói, với tường cao cao
Ngày ngày đi học vui sao
Thầy cô bè bạn biết bao ân tình
Những hình ảnh ấy mãi mãi còn trong ký ức chúng tôi, dù bao nhiêu năm đã xa mái trường xưa, từ hồi chúng tôi còn bé tý, ra chơi còn nhảy dây, chạy đuổi, đá cầu...
Ngày xưa ấy, có lẽ hầm trường là nơi để lại cho bọn con gái chúng tôi ấn tượng mạnh nhất, vì chúng tôi rất sợ ma. Thế mà có rất nhiều tin đồn dưới hầm trường có ma. Chưa đứa nào tận mắt thấy con ma nó ra sao nhưng sợ thì vẫn cứ sợ. Để thoả mãn trí tò mò, bọn con trai đã lập ra hẳn một đội "thám hiểm", gồm toàn những ông tướng hăng hái, nghịch ngợm nhất, mò xuống hầm trường. Bọn con gái thì vô cùng hồi hộp đợi xem kết quả ra sao, hy vọng là sẽ bớt sợ. Không ngờ khi thám hiểm xong, bọn con trai kể lại ở dưới ấy có rất nhiều thứ còn rùng rợn hơn rất nhiều, làm cho bọn con gái chúng tôi sợ xanh mắt mèo. Những đứa nhát gan mỗi khi đi qua cửa hầm phải ù té chạy thật nhanh, không dám quay đầu lại nhìn. Bây giờ nghĩ lại thật buồn cười... Mà có lẽ hồi ấy chúng tôi còn lắm cái buồn cười nữa, bây giờ cứ mỗi lần kể lại cho nhau nghe, lại thành ra những chuyện vừa ngố, vừa vui, nhưng vì có không ít những cái như thế nên giữa chúng tôi có vô khối kỷ niệm để nhớ.
Năm ấy, khi chúng tôi đang học cấp 2 thì trong miền Nam xảy ra vụ thảm sát Phú Lợi. Thầy trò chúng tôi cùng nhau dựng lên một tấm bia tưởng nhớ sự kiện ấy ở sân dưới, ở phía đối diện với trường. Trong tâm trí chúng tôi, đó như là một sự việc trọng đại, như một tình cảm ruột thịt dành cho đồng bào trong miền Nam, nên chúng tôi làm rất cẩn thận. Sau khi dựng bia xong, thầy trò lại cùng nhau làm một vườn hoa nhỏ dọc theo bia. Trong vườn ấy trồng rất nhiều loại hoa rất đẹp, chúng tôi phân công nhau chăm sóc, tưới hoa thường xuyên nên vườn hoa nhỏ ấy bao giờ cũng đầy màu sắc rực rỡ, tô điểm thêm cho ngôi trường vốn đã rất sạch đẹp của chúng tôi.
Còn ở sân trên thì cô Sa, cô Bắc Thành cùng bọn con gái chúng tôi làm hẳn một vườn rau. Chúng tôi cuốc đất, lên luống, bón phân, đem những mầm bắp cải, su hào... trồng thành hàng. Ngày ngày chung tôi thay nhau chăm bón, tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ ... như những người làm vườn thực thụ. Mỗi ngày chúng tôi lại lên ngắm và trông đợi cho cây mau lớn. Thế rồi chẳng bao lâu sau, rau của chúng tôi lên xanh tốt, những củ su hào tròn mẩy, bắp cải to tướng, rau xà lách xanh mỡ màng, lòng chúng tôi vui như mở hội, ngắm mãi không chán mắt. Là học sinh chỉ sống ở thành phố, đó là lần đầu chúng tôi hiểu thế nào là lao động nông nghiệp, thế nào là bỏ ra công sức thế nào để có được kết quả thu hoạch.
Cũng những năm cấp 2 ấy bọn con gái chúng tôi được cô giáo Tâm Hoà, cô giáo Mai Khôi dạy chúng tôi đan cói, một công việc mới lạ nhưng rất thực tế, bởi từ cói đan ra được rất nhiều thứ đồ dùng. Bọn con gái khéo tay nên học rất nhanh và làm ra được không ít sản phẩm nho nhỏ, xinh xinh. Còn bọn con trai thì được thầy Thanh, thầy Cát Tường dạy làm đồ mộc, một môn học cũng rất thực tế và hữu ích nên thấy bọn con trai rất chăm chỉ và hăng hái học theo các thầy, cả bọn hì hục bào, cưa, đục... làm ra những cái ghế, cái hộp, cái giá ... trông cũng rất xinh xắn.
Trường chúng tôi những năm ấy học sinh học khá, chăm ngoan, lại có nhiều sinh hoạt ngoại khoá, văn thể mỹ... như vậy nên đã trở thành một trong các trường điểm xuất sắc của Thủ đô, được các trường khác tới thăm quan rất đông. Ngày ấy chúng tôi cũng không ý thức hết được chuyện ây, cho là chuyện bình thường thôi, nhưng sau này khi lớn lên, nhớ lại, chúng tôi lại thấy rất tự hào về trường Lê Ngọc Hân của mình.
Cuối lớp Bảy, tôi còn nhờ rất rõ, cô giáo Bảo Ngọc (đã mất rồi) dạy chúng tôi bài thờ "Lên miền Tây" của nhà thơ Bùi Minh Quốc. Mỗi một câu thơ như một lời thôi thúc tâm hồn lớp trẻ chúng tôi tới những miền xa xôi của Tổ quốc "lên miền Tây vời vợi nghìn trùng, lên miền Tây làm bạn với núi rừng..." Nhiều bạn học chúng tôi đã ghi tên xung phong đi khai hoang, tôi còn nhớ đó là các bạn Huệ, Kim Thu, Vân Thục, Tuất, Hàn Mai... và nhiều lắm. Nhưng cuối cùng thì cũng chỉ có một số ít bạn được đi thôi, như Ngân Đoá, Yên Sơn...
Như thế là ngay sau năm học 1963 chúng tôi đã toả đi khắp mọi ngả đường của đất nước chứ không còn ở Thủ đô nữa: người thì đi học tiếp, người vào bộ đội đi chiến đấu, người ra đi làm... Chính vì thế đám học trò Lê Ngọc Hân suốt những năm tháng sau đó rất ít khi còn gặp lại nhau, phần nữa cũng do chiến tranh, ai làm gì ở yên chỗ nấy, không có phương tiện, không đựơc đi lại tự do như bây giờ. Thế nhưng trong mỗi người chúng tôi đều còn lại rất nhiều kỷ niệm sâu sắc về trường, về bạn bè...
Lời thầy cô lúc lên đường
Thắm bao kỷ niệm nhớ thương mặn nồng
Chúng em ghi tạc trong lòng
Tới nay dù đã thành ông thành bà !
Bao nhiêu gian khổ vượt qua
Kết tinh độc lập, nở hoa hòa bình
Đổi bao xương máu hy sinh
Đổi bao năm tháng chiến chinh sa trường
Gặp lại nhau, quá yêu thương
Bao nhiêu tình cảm vấn vương ngày nào
Cầm tay nước mắt tuôn trào
Tưởng đâu như thể bước vào cõi mơ
Thoả bao mong ước đợi chờ
Thầy cô , bè bạn bây giờ là đây
Cháu con ríu rít cả bầy
Mừng khi sum họp, mừng ngày vui chung
Trường xưa ta đã học cùng
Từ nay ta mãi quây quần bên nhau !
Hà Nội ngày 22 tháng 12 năm 2006
DƯƠNG VÂN THỤC
Similar topics
» Minh Châu - Những dòng thư
» Minh Thi - Dòng chảy ký ức
» Sao mãi chả thấy tụi nó đem thức ăn ra nhỉ
» Dương Thanh Bông - Hội lớp (thơ)
» Dương Thanh Bông - Em tôi
» Minh Thi - Dòng chảy ký ức
» Sao mãi chả thấy tụi nó đem thức ăn ra nhỉ
» Dương Thanh Bông - Hội lớp (thơ)
» Dương Thanh Bông - Em tôi
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết