Lưu Thế Trường - Hồi ức tuổi teen
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Lưu Thế Trường - Hồi ức tuổi teen
HỒI ỨC TUỔI TEEN
Ngưòi ta gặp nhau để rồi xa nhau
nhưng không vì thế mà buồn mà luôn
nhớ đến những kỷ niệm tốt đẹp về nhau
(Châm ngôn Anh)
Trước đây nhà tôi ở phố Trần Quốc Toản, sau hoà bình lập lại năm 1954 nhà tôi dời về phố Nguyễn Công Trứ gần nghĩa địa Pháp trước đây (sau này cải tạo thành khu Tập thể Nguyễn Công Trứ).
Đến năm 1958 thì nhà tôi chuyển hẳn về khu Ô Đông Mác nên tôi đã chuyển từ trường cấp I Ngô Sỹ Liên - trước đó là trường nam sinh - lên trường cấp II Lê Ngọc Hân - trước đó là trường nữ sinh (Từ năm 1959 Bộ Giáo dục đã bỏ quy chế tuyển sinh theo giới tính).
Khi đó "Bang cò ỉa" - tên gọi vui của người Hà Nội đặt tên cho phố Lò Đúc vì có đàn cò rất đông trên hàng cây sao đen thường xuyên gây phiền toái cho ngưòi qua lại - có nhiều bạn học cùng lớp, nếu kể từ nhà tôi lên đến đầu phố cũng đã hơn chục người rồi : Xuân Hùng, Việt Hùng, Ngọc Giang, Trường Phứơc, Phạm Thắng, Ngọc Khôi, Đào Minh, Nguyễn Hiển, Thanh Hương và tôi.
Thực ra dân số Hà Nội thời đó còn ít, đâu chỉ khoảng vài trăm ngàn ngưới, dân số ở nội thành thì còn khoảng một nửa số đó thôi.Vì vậy số học sinh của trường cũng nằm rải rác từ khu bến Chương Dương xuống đến cảng Phà Đen, từ Nguyễn Huy Tự sang đến Bà Triệu, xa nhất là nhà Phạm Nguyên Hạnh ở phố Phan Bội Châu. Tập trung nhất là khu phố quanh sân bóng và vườn hoa Pastơ. Tôi nhớ nhà Nguyễn Huệ ở bến Chương Dương, Hàn Tuyết Mai, Lê Hoàng Mai, Minh Hảo, Huỳnh Ngọc Mai, Thành Công ở khu tập thể BV 108, BV VIệt Xô. Nếu đi vòng xuống Nguyễn Lai Thạch (Nguyễn Huy Tự bây giờ) và Lê Quý Đôn, Lò Lợn thì có Ngọc Diệp, Việt Sơn, Văn Hà, chị em Kiều Nga, Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Hoè; Nguyễn Hiền ở Lương Yên, Thanh Hà ở Nhà Thờ Thông Trí. Quay lại Viện Giải phẫu thì có chị em Phương, Văn Nam. Hàng Chuối và Phạm Đình Hồ thì có Thạch Sơn, anh em Châu Tấn, Thuý Trâm, Trọng Vinh, Tuyết Nhung rồi sang Hoà Mã có Phùng Thắng; Quang Toàn ở Lữ Gia (phố Lê Ngọc Hân bây giờ); Minh Châu ở Trần Xuân Soạn; Văn Hào, Thái Huệ Chí, Thái Minh Tâm, Lê Quỳ, Mai Phương, Dương Hiển ở Nguyễn Công Trứ; Trần Lộc, Phạm Khang ở dốc Thọ Lão; Quỳnh Như ở Tuệ Tĩnh; Thiếu Tùng ở Bà Triệu; Thúy Hưong ở phố Huế; Mai Hương, Thanh Phương ở Thi Sách.....Có thể do thời gian đã quá lâu và do tuổi tác chúng tôi không thể nhớ hết nổi tên và chỗ ở hồi đó của các bạn trong lớp trong trường nhưng những kỷ niệm về bạn bè và ngôi trường Lê Ngọc Hân mãi mãi còn in đậm trong ký ức của mỗi chúng tôi.
Ngôi trường Lê Ngọc Hân yêu quý của chúng tôi có thể tự hào với lịch sử lâu đời của mình, tự hào vì toạ lạc ở giữa phố Lò Đúc với hàng cây sao đen cổ thụ, to và cao vút thẳng trời cao "độc nhất vô nhị" ở xứ Hà Thành. Sau này tôi có dịp đi công tác tại Trà Vinh mới được thấy lại phiên bản thứ 2 của những hàng cây đó trên Tổ quốc ta.
Tôi còn nhớ ngày Khai trường đầu tiên, khi tôi đến trường, vẻ đẹp kiến trúc kiểu Pháp của trường đã làm tôi mê say với những nét hoa văn trên tường, trang trí bằng gạch thẻ màu nâu đỏ xếp cong theo vòm cửa sổ và ô thoáng hành lang của ngôi nhà chính trông đơn giản nhưng thật sang trọng.Ngôi nhà ấy hai tầng có khoảng năm gian lớp học mỗi tầng, cầu thang gỗ ở một phía, bên dưới là tầng hầm chống ẩm. Từ cổng vào, ngôi nhà chính nằm ở phía tay trái, bên đối diện là trạm biến thế điện rồi đến hàng cây bàng và cây cơm nguội nằm gần sát tường bên phải. Sân trường chia làm hai, sân trên ở trong và sân dưới ở ngoài phía đường cái. Sau này sân trên được cắt ra một khoảng làm vườn trường để cho học sinh thực tập.
Tuy là nhỏ nhưng sân trường cũng đủ chỗ cho những đứa trẻ hiếu động như chúng tôi thoả sức chơi đùa.Ngoài giờ học, bọn con gái thường chơi nhảy dây, "trồng nụ trồng hoa" , "ô ăn quan", "bịt mắt bắt dê" hoặc chơi "trốn tìm". Còn bọn con trai chúng tôi thì đá bóng, đá cầu, đặc biệt có chơi trò "cưỡi ngựa đánh nhau" . Trò này chơi thế này : chia ra làm 2 bên quân, mỗi bên tuỳ theo có khoảng ba đến chục đôi "tướng" và "ngựa" để đánh nhau. "Tướng" là một thằng xưng danh đủ các danh tướng có trong truyện "Tam Quốc", "Thuỷ Hử", "Lá cờ thêu 6 chữ vàng" được một thằng khác làm "ngựa" cõng trên lưng. Khi xung trận hai bên chọn đối thủ rồi xông vào nhau, "tướng" vật nhau trên mình "ngựa" cho đến khi nào bên kia "tướng" bị ngã ngựa thì được coi là chiến thắng. "Ngựa" thường chọn những thằng cao to, dẻo dai, nhanh nhẹn mà nổi tiếng trong lớp tôi có Thanh Hà, Thiếu Tùng, Đỗ Trọng, Trần Lộc là những "con ngựa Xích Thố", còn bọn bé con như tôi thì chỉ được chọn làm "tướng" mà thôi.Có khi quần nhau kéo nhau trên lưng "ngựa" bọn tôi phải chạm ngửa đầu phía sau đến sát đất mà vẫn cố vươn trở lại lưng "ngựa", còn con "ngựa" thì cố chúi đầu ra phía trước lấy lại thăng bằng đề bên mình khỏi ngã ngựa, cảnh tượng đó trông thật ngoạn mục và phấn khích.
Song điều còn cuốn hút chúng tôi hơn nữa là những chuyến thám hiểm tầng hầm của trường một cách bí mật, nếu không thày cô biết chúng tôi sẽ bị kỷ luật.Muốn đi xuống đó phải đi hết dãy nhà chính, đi thêm một đoạn tận cuối sân dưới thì rẽ phải xuống một vài bậc đá, đi ngược trở lại đầu cuối ngôi nhà qua một khoảng nhỏ dùng để đổ rác là đến cửa tầng hầm. Từ ngoài nhìn vào trong hầm trông thật dễ sợ, đó là một khoảng tối đen kịt, tiếng gió rít vọng ra nghe thật ghê rợn. Nghe người ta đồn thì trong đó có ma - đó là oan hồn của hai cô gái trẻ chẳng biết vì sao quyên sinh trong hầm nay vẫn còn lởn vởn, rình rập bắt đi những kẻ nào dám chui xuống đó để làm bạn cho đỡ buồn. Eo ôi nghe mà đã phát khiếp, rùng rợn nhưng nó càng tăng thêm sự tò mò của chúng tôi. "Hừ ! Kệ nó ! Chúng mình cứ chui vào đi" - Chẳng hiểu thằng nào hô vậy, chắc là Xuân Hùng - tay chuyên đầu têu mà. Nghe vậy chúng tôi xông vào đó với những bó nùi rơm, giẻ rách quấn cầm trên tay, lửa cháy bập bùng, khói tuôn mù mịt khét lẹt. Chúng tôi kịp nhận ra từng khoang hầm, thì ra mỗi khoang còn có lỗ thông hơi lên mặt đất ở hai bên trần của gian hầm. Đó là những cái lỗ chữ nhật nhỏ mà chúng tôi thỉnh thoảng từ cống ném rác và gạch xuống đó. Sàn hầm ẩm ướt và dính bùn, đâu đó còn vương lại vài mảnh bát vỡ, vài cái nùi rơm cháy dở của ai đó đã xuống đây vất lại. Trên trần tầng hầm bám đầy mạng nhện, có vài ba con dơi bay xì xoẹt vô định. Trên đường thám hiểm, chúng tôi nào có thấy bóng ma quỷ gì đâu mà chỉ thấy vài con chuột cống to kếch sù ngập ngừng giương đôi mắt loé sáng nhờ ánh đuốc nhìn mấy "thằng em" của ma quỷ nối nhau chui hết các gian hầm này đến gian hầm khác, miệng hò hét nhằm cố làm tan đi nỗi sợ hãi trong lòng để rồi khi quay ra hãnh diện như đoàn quân của Critstophe Colombo từ Châu Mỹ trở về.
Lại nói chuyện học hành của chúng tôi thì chúng tôi đâu có để ý nhiều lắm đâu. Đương nhiên hồi đó khi nền giáo dục đang phục hưng mà chúng tôi là những học sinh lớp Một đầu tiên sau hoà bình lập lại 1954 ở miền Bắc, thày cô và học sinh đều chăm lo đến việc giảng dạy và học tập, nề nếp giáo dục chưa bị xáo trộn như trong thời chiến tranh phá hoại cũng chưa bị đảo lộn vì chương trình "Cải cách giáo dục" như hiện nay. Ngày ấy chúng tôi đều bị cuốn hút thực sự bởi các bài giảng trên lớp của các thày cô. Có lẽ chúng tôi chẳng bao giờ quên những bài giảng dễ hiểu, sinh động và nhiệt thành của các thày cô khi đó. Có thể kể đến những các thày cô như cô Mai Khôi chủ nhiệm, thày Thanh dạy môn Vật lý, thày Lộc và cô Bắc Thành dạy Toán, cô Oanh dạy Văn, cô Nga dạy Địa, thày Cường dạy nhạc, thày Thuỷ dạy vẽ..... Thày Thuý hay kể chuyện cuối giờ học, thày có tài kể chuyện trinh thám, thày còn minh hoạ các cảnh đuổi bắt gián điệp, cảnh nữ gián điệp trong bộ váy hoa giơ súng bắn, thày vẽ bằng cả hai tay đều giỏi như nhau mới tài chứ.
Chúng tôi còn được nghe những nhà văn về nói chuyện. Tôi còn nhớ khi đó chúng tôi học lớp 7 nhà trường đã mời nhà văn Đào Vũ đến nói chuyện về quá trình đi thực tế phong trào hợp tác hoá ở nông thôn để sáng tác cuốn tiểu thuyết "Lão Am" và "Cái sân gạch" của ông. Rồi chúng tôi còn được đến Viện giải phẫu cạnh vườn hoa Pastơ để xem những "giáo cụ trực quan" mà trước đó chúng tôi chưa hề thấy bao giờ. Đó là các hình mẫu thân người bằng nhựa có thể nhấc ra từng quả tim, lá gan, lá phổi,bộ ruột để xem cấu tạo của lồng ngực, khoang bụng. Đó là những đầu lâu và bộ xương người thật gắn trên cái giá cao. Đó là những lọ foocmôn ngâm những thai nhi với đủ hình hài kỳ dị, những xác ướp đủ loại nằm trên bàn mổ phủ bạt ni lông, những khúc chân hoặc tay được cắt rời ra để cô hướng dẫn viên giới thiêu cho chúng tôi rõ đâu là thịt xương, là da mỡ, dây thần kinh hay gân và mạch máu. Tôi nhớ mãi cái màu trắng bệch của thớ thịt trên cánh tay ướp đã giải phẫu cùng với cái màu tím ngắt của da xác ướp trong căn phòng quá rộng rãi, trống trải chẳng mấy khi có ai thăm viếng ấy. Mới đấy tôi được một cô bạn là Bác sỹ ở Cần Thơ cho hay, hàng năm ngành y toàn thế giới có tổ chức một lễ tưởng nhớ những người đã hiến tạng hay hiến thân vì sự nghiệp phát triển của nền y học gọi là lễ Scabe vào ngày 30/12 hàng năm.Thật là một nghĩa cử cao đẹp.
Ngoài những hoạt động tham quan ngoại khoá ở các viện bảo tàng, các sinh hoạt tập thể cũng được tổ chức đơn giản và nghiêm túc. Trong các dịp khai giảng, tổng kết học kỳ, tổng kết cuối năm học thường có các buổi liên hoan văn nghệ, thày trò cùng biểu diễn các bài hát truyền thống và điệu múa sạp, múa tập thể.Các lớp còn thi cả báo tường nữa chứ. Ở lớp tôi Châu Tấn làm lớp trưởng. Lớp chọn ra mấy tay có chút năng khiếu vẽ và viết để làm báo. Bài vở thì Trường Phước, Xuân Hùng, Châu Tấn viết và biên tập. Tôi và Phùng Thắng thì vẽ và chép bài.Thường thì làm báo ở nhà tôi, nhà Thạch Sơn hay Châu Tấn vì có chỗ rộng rãi để làm báo. Bố của Châu Tấn là bác Võ Quảng, nhà văn chuyên viết chuyện cho thiếu nhi. Có lần đang chép bài lên báo tường (thường là gỡ bí - chúng tôi chép thêm những bài đăng trên báo Thiếu niên tiền phong cho báo tường có nội dung phong phú hơn) Bác nhắc chúng tôi là ở cuối bài phải ghi rõ trong ngoặc đơn là "(theo báo TNTP)" để tránh người đọc ngộ nhận là chúng tôi là tác giả. Vậy là ngay từ khi đó chúng tôi đã được nhắc nhở đến vấn đề bản quyền tác giả và đạo đức người làm báo một cách nhẹ nhàng và thấm thía như thế. Tôi nhớ Minh Châu có một bài thơ viết về cảm xúc khi viết lá đơn xin vào Đôi Thiếu niên Tiền Phong, trong đó có câu "Hôm nay giờ phút thiêng liêng - Tôi cầm cây bút viết lên đơn này"... khi đó tôi có vẽ một bàn tay cầm bút viết trên lá đơn.Hừ, thật vui khi báo tường của chúng tôi đạt giải nhất kỳ đó.
Trong năm học chúng tôi cũng tổ chức cắm trại ở vườn Bách Thảo, công viên Thống nhất hay đi tham quan Bảo tàng lịch sử. Nhớ lại chúng tôi cảm thấy việc học khi đó sao mà phù hợp với lứa tuổi Teen của chúng tôi đến thế. Chẳng có cái cái áp lực nào quá lớn đối với chúng tôi cũng chẳng có cái hiện tượng phụ huynh và học trò mang quà đến nhà thày cô nhân dịp 20/11 hoặc Tết Âm lịch. Món quà duy nhất đối với các thày cô là thành tích học tập của học sinh chúng tôi, là những bông hoa thật đẹp tặng thày cô chủ nhiệm và các thày cô dạy môn học theo thời khoá biểu của ngày lễ đó ngay trên bục giảng mà thôi.
Nghĩ lại chúng tôi vừa thấy tự hào, may mắn vì được lớn lên và trong một môi trường giáo dục lành mạnh như vậy lại vừa luyến tiếc và mong sao cho con cháu mình sắp đến cũng được như vậy. Ôi caí mơ ước đơn sơ bình dị như vậy cũng giống như cái ước mơ thấy lại đàn cò trắng ngày nào trở về đậu trắng trên hàng cây sao đen của phố Lò Đúc, để chúng lại "ị" hồn nhiên lên đầu người đi lại không may mắn bên dưới.
Thật là thiếu sót khi nói về ngôi trường Lê Ngọc Hân mà không nhắc đến tình bạn thân thiết của chúng tôi trong tuổi Teen ngày ấy. Tình bạn thông qua các sinh hoạt hàng ngày mà được sâu đậm thêm cùng với thời gian.
Chẳng cần ai hô hào, ngày đó chúng tôi tự phát học tập theo nhóm. Tôi với Xuân Hùng thường xuyên đến nhà nhau mà học. Đó là một người bạn có trí thông minh bẩm sinh, hiếu động và nhiệt tình nhất trong các bạn học của tôi. Nếu được dự thi "Ai là triệu phú" chắc chắn ông bạn của tôi ít nhất cũng vượt qua mốc số 12. Không chỉ vậy chúng tôi còn đến nhà Thạch Sơn, Việt Sơn để học nhóm (Khi đó chưa có khái niệm này). Bố của Võ Thạch Sơn là bác Võ Thuần Nho (em ruột đại tướng Võ Nguyên Giáp) khi đó làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục Tuy là cán bộ cao cấp nhưng đối với chúng tôi Bác thật giản dị, thân thương và quan tâm đến việc học hành của chúng tôi. Bác dành cho phòng ăn của gia đình để chúng tôi tụ tập học hành, luôn nhắc chúng tôi phải chăm chỉ học hành.
Lên lớp 7 chúng tôi thường đến nhà bạn gái cùng ôn tập thi hết cấp. Chúng tôi leo lên tầng thượng nhà Minh, Hiển để ôn bài, ra bờ đê sông Hồng truy bài, tất cả đều là tự giác. Không chỉ là học hành mà ngay cả những khi rỗi rãi chúng tôi đều tụ tập vui chơi hết mình. Làm sao mà kể hết những buổi tụ tập ở nhà chị em Kiều Nga, Thành Công hay ở nhà Minh, Hiển hoặc đến nghe Lâm Mai Phương chơi đàn tam thập lục.
Chúng tôi là những con mọt sách ư? Không đâu, cái thế giới tuổi Teen khi đó đâu có bó gọn như vậy.
Trường Lê Ngọc Hân gần sân bóng Pastơ. Chúng tôi chỉ mong tiếng trống tan trường hay những giờ nghỉ học để được ra đó. Chỉ cần nhót ra khỏi cổng trường đi vài bước rẽ trái, đi hết phố Phạm Đình Hổ là đã ra đến sân Pastơ rồi. Khi đó sân bóng đất rộng mênh mông, xung quanh đều là đường phố với hàng cây xà cừ có tuổi thọ hơn trăm tuổi. Tôi nhớ vào năm 1959 có vụ xử biệt kích nhảy dù xuống Nam Định - gọi là vụ C-47 (tên chiếc máy bay bị bắn rơi). Vụ án được xử công khai ngay tại sân bóng Pastơ, hôm đó có đến vài nghìn ngưới tham dự với hệ thống loa phóng thanh phát trực tiếp tại phiên toà. Tôi nói vậy để hình dung được độ lớn của sân bóng. Chúng tôi kiếm một phần sân để đá bóng, gôn được quy ước đánh dấu bằng các viên gạch hay đống quần áo của chúng tôi ở hai bên.Thanh Hà là thủ môn giỏi nhất của chúng tôi. Chỉ tiếc là anh đã hy sinh năm 1968 ở chiến trường B, nếu không ở thời điểm ấy - nếu có điều kiện có thể anh chắc chắn đã là một thủ môn của đội tuyển Việt Nam. Ông bạn thân của tôi ơi! Bạn hiện nằm ở chỗ nào, chúng tôi biết bạn đã hy sinh mà chẳng rõ nơi chôn cất. Gia đình chẳng biết, chúng tôi càng không biết nơi bạn đang nằm nhưng chúng tôi luôn cảm thấy bạn luôn ở bên chúng tôi, luôn dự buổi họp mặt thường niên của lớp.
Trở lại cái sân bóng Pastơ ngày ấy, sân chẳng có hàng rào, đá bóng không may ra ngoài là phải băng qua đường nhựa mà nhặt. Có một lần tôi lao theo nhặt bóng ở giữa đường thì chợt nghe tiếng phanh xe ôtô rít mạnh. Hú hồn! cái đầu xe Vonga đen có con hươu trắng sừng sững sát ngay người tôi. Hoảng sợ hơn khi tôi nhận ra bố tôi ngồi sau tay lái. Tôi vội vàng nhặt bóng và biết chắc tối về mình sẽ được một trận đòn nhớ đời. Nhưng tối hôm ấy bố tôi không đánh đòn tôi mà chỉ nói nhẹ nhàng "Tý nữa thì hôm nay bố đụng vào con". Tôi ân hận quá, hứa không ra đá bóng ở đó nữa. Nhưng rồi vài ngày sau cái quyến rũ của sân bóng làm tôi quên mất lời hứa của mình, tôi lại theo các bạn tiếp tục các trận cầu bất tận. Tôi còn nhớ có lần chẳng hiểu tại sao Châu Tấn cáu lên lấy nửa viên gạch ném anh Huệ, làm sứt gót máu chảy ra lênh láng. Nhưng rồi mọi chuyện lại êm ấm, chẳng ai giận ai. Tuổi Teen mà các bạn ! Sân Pastơ không chỉ có bóng đá mà còn lôi cuốn chúng tôi trong những đêm hè trốn nhà đi bắt ve sầu trên những cây xà cừ cổ kính.
Thế giới tuổi Teen chúng tôi ngày đó đâu chỉ bó gọn ở đó, chúng tôi còn rủ nhau tập bơi ở hồ Đầm Trấu (bên ngoài đê ở đoạn nhà máy xay Lương Yên) vì khi đó làm gì đã có mấy bể bơi thiếu nhi. Khi đã biết bơi, chúng tôi lên tận bến Chương Dương để leo lên những bè gỗ, bè tre nứa rồi nhảy tùm xuống dòng sông Hồng lặn ngụp mà chẳng lường hết các hiểm nguy đang rình rập. Cũng có những người xấu số đã chui vào giữa bè để ngoi lên mà chết sặc chìm nghỉm xuống lòng sông. Cũng có khi chúng tôi leo lên cầu cảng Phà Đen để nhảy tùm xuống sông ở độ cao vài mét.
Những chuyến đi như vậy thường diễn ra vào các buổi chiều nghỉ học, chúng tôi rủ nhau đi bơi, đá bóng theo nhóm. Khi đó bố mẹ của chúng tôi không quan tâm lắm đến việc chúng tôi đi đâu lắm thì phải. Có lẽ theo quan sát của các cụ chúng tôi chỉ nghịch chứ không hư, vẫn học được thế là OK. Duy nhất chỉ có "ông bô" của Văn Hà (thời đó chúng tôi gọi các cụ là "ông bô", "bà bô" một cách hỗn láo như vậy). Nếu đến giờ hẹn đến nhà Văn Hà mà gặp ông cụ thì giải pháp tốt nhất là "biến" thật nhanh. Sau đó phải chờ nửa tiếng hay gần một tiếng đồng hồ để Văn Hà có đủ thời gian giả vờ ngủ trưa, sau đó kiểm tra cho "ông già" đã ngủ rồi nhẹ nhàng tụt xuống gường, mở cửa chạy theo chúng tôi. Hừ ! chán quá, chờ đợi thật sốt ruột và hú vía nhưng rồi mọi phiền muộn ngây thơ ấy cũng được dòng sông Hồng cuộn đỏ phù sa rũ sạch trong phút chốc.
Cái đáng nói nhất của tuổi Teen chúng tôi phải là tình bạn "nửa vời". Trong những buổi lớp tổ chức cắm trại, chúng tôi cùng bạn nữ bơi thuyền "pêritxoa" trên hồ Bảy mẫu (Công viên Thống Nhất), Hồ Gươm và cùng nhau ăn bánh Tôm ở đường Thanh Niên hoặc giúi trộm cho nhau quả ô mai nho nhỏ. Thế rồi cái tình bạn chẳng ra tình bạn, tình yêu chẳng ra tình yêu cũng xuất hiện. Hình như bọn con gái ở lớp luôn đi trước bọn con trai chúng tôi về mặt này thì phải. Khi bọn con trai chúng tôi chưa kịp "lớn" thì họ đã kịp bước qua tuổi dậy thì rồi. Có đúng không các bà "Oshin" thời hiện đại Tôi chắc ngày ấy chẳng có một nụ hôn nào giữa bọn bạn học cùng lớp ở trường Lê Ngọc Hân cả. Nếu có chẳng qua cũng chỉ là những cái nhìn hơi khác tý chút dành cho nhau, chẳng qua là những cái cầm tay cố ý hơi lâu hơn khi mỗi lần chia tay, chẳng qua là những dòng lưu bút cuối cấp mang chút bâng khuâng vô nghĩa đến buồn cười mà thôi... Chà ! tôi chủ quan nghĩ vậy đó, vì nếu có thật thì chắc là khi gặp lại nhau sau gần 50 năm những kẻ "tội đồ khôn vặt" ấy đã tự thú công khai trước tập thể lớp rồi. Hoặc là nếu có thật đi nữa thì chỉ có hai người và ông Trời mới biết được.... Hi hi... tuổi Teen mà.
Thời gian đã trôi qua gần trọn 50 năm, nửa thế kỷ và hơn nửa đời ngưòi.Chúng tôi, những học trò tuổi Teen hồi đó luôn nhớ mãi về ngôi trường Lê Ngọc Hân yêu quý của mình, nhớ về tình bạn trong sáng của tuổi Teen ngày nào. Chúng tôi đem những hồi ức xuyên qua hai thiên niên kỷ ấy vào những giấc mơ để rồi lại được gặp nhau trong buổi họp mặt thường niên nhân dịp 20/11 hàng năm.
Vẫn còn được gặp lại cô Bắc Thành, cô Mai Khôi, thày Thanh, thày Thuý, cô Tô Hiền, cô Ngọc Oanh, cô Quỳnh Nga, cô Vũ Tuyết, cô Vinh... cùng các thày cô kính mến khác, vẫn còn được gặp lại nhau để ôn lại những ký ức tuổi Teen, những nụ hôn bí mật (nếu có), khoe với nhau về con cháu mình, về cuộc sống khó nhọc thời bao cấp, những nỗi khổ của các "Oshin" và "ông chủ" thời hậu WTO, về các kinh nghiệm cuộc sống của thày cô và bạn bè sao cho tuổi già sắp đến của mình được mạnh khoẻ, yên ấm, trọn vẹn. Mong cho nhau được "sống khoẻ - chết nhanh - ít của để dành - nhiều người thương tiếc"... Ừ! dù sao đó cũng là một trong những niềm vui, niềm hạnh phúc nho nhỏ của mỗi chúng tôi - những học sinh tuổi Teen của trường Lê Ngọc Hân ngày nào.
Cầu mong những buổi gặp gỡ ấy sẽ còn đến càng nhiều càng tốt đối với trước hết là các thày cô, sau đó là chúng tôi.
Thôi cứ để những ký ức tốt đẹp trong sáng hồn nhiên của tuổi Teen ngày ấy cháy mãi trong mỗi chúng ta, những học trò của trường Lê Ngọc Hân thân yêu!
Viết tại Hà Nội những ngày đầu năm 2007
LƯU THẾ TRƯỜNG
Ngưòi ta gặp nhau để rồi xa nhau
nhưng không vì thế mà buồn mà luôn
nhớ đến những kỷ niệm tốt đẹp về nhau
(Châm ngôn Anh)
Trước đây nhà tôi ở phố Trần Quốc Toản, sau hoà bình lập lại năm 1954 nhà tôi dời về phố Nguyễn Công Trứ gần nghĩa địa Pháp trước đây (sau này cải tạo thành khu Tập thể Nguyễn Công Trứ).
Đến năm 1958 thì nhà tôi chuyển hẳn về khu Ô Đông Mác nên tôi đã chuyển từ trường cấp I Ngô Sỹ Liên - trước đó là trường nam sinh - lên trường cấp II Lê Ngọc Hân - trước đó là trường nữ sinh (Từ năm 1959 Bộ Giáo dục đã bỏ quy chế tuyển sinh theo giới tính).
Khi đó "Bang cò ỉa" - tên gọi vui của người Hà Nội đặt tên cho phố Lò Đúc vì có đàn cò rất đông trên hàng cây sao đen thường xuyên gây phiền toái cho ngưòi qua lại - có nhiều bạn học cùng lớp, nếu kể từ nhà tôi lên đến đầu phố cũng đã hơn chục người rồi : Xuân Hùng, Việt Hùng, Ngọc Giang, Trường Phứơc, Phạm Thắng, Ngọc Khôi, Đào Minh, Nguyễn Hiển, Thanh Hương và tôi.
Thực ra dân số Hà Nội thời đó còn ít, đâu chỉ khoảng vài trăm ngàn ngưới, dân số ở nội thành thì còn khoảng một nửa số đó thôi.Vì vậy số học sinh của trường cũng nằm rải rác từ khu bến Chương Dương xuống đến cảng Phà Đen, từ Nguyễn Huy Tự sang đến Bà Triệu, xa nhất là nhà Phạm Nguyên Hạnh ở phố Phan Bội Châu. Tập trung nhất là khu phố quanh sân bóng và vườn hoa Pastơ. Tôi nhớ nhà Nguyễn Huệ ở bến Chương Dương, Hàn Tuyết Mai, Lê Hoàng Mai, Minh Hảo, Huỳnh Ngọc Mai, Thành Công ở khu tập thể BV 108, BV VIệt Xô. Nếu đi vòng xuống Nguyễn Lai Thạch (Nguyễn Huy Tự bây giờ) và Lê Quý Đôn, Lò Lợn thì có Ngọc Diệp, Việt Sơn, Văn Hà, chị em Kiều Nga, Quỳnh Anh, Nguyễn Thị Hoè; Nguyễn Hiền ở Lương Yên, Thanh Hà ở Nhà Thờ Thông Trí. Quay lại Viện Giải phẫu thì có chị em Phương, Văn Nam. Hàng Chuối và Phạm Đình Hồ thì có Thạch Sơn, anh em Châu Tấn, Thuý Trâm, Trọng Vinh, Tuyết Nhung rồi sang Hoà Mã có Phùng Thắng; Quang Toàn ở Lữ Gia (phố Lê Ngọc Hân bây giờ); Minh Châu ở Trần Xuân Soạn; Văn Hào, Thái Huệ Chí, Thái Minh Tâm, Lê Quỳ, Mai Phương, Dương Hiển ở Nguyễn Công Trứ; Trần Lộc, Phạm Khang ở dốc Thọ Lão; Quỳnh Như ở Tuệ Tĩnh; Thiếu Tùng ở Bà Triệu; Thúy Hưong ở phố Huế; Mai Hương, Thanh Phương ở Thi Sách.....Có thể do thời gian đã quá lâu và do tuổi tác chúng tôi không thể nhớ hết nổi tên và chỗ ở hồi đó của các bạn trong lớp trong trường nhưng những kỷ niệm về bạn bè và ngôi trường Lê Ngọc Hân mãi mãi còn in đậm trong ký ức của mỗi chúng tôi.
Ngôi trường Lê Ngọc Hân yêu quý của chúng tôi có thể tự hào với lịch sử lâu đời của mình, tự hào vì toạ lạc ở giữa phố Lò Đúc với hàng cây sao đen cổ thụ, to và cao vút thẳng trời cao "độc nhất vô nhị" ở xứ Hà Thành. Sau này tôi có dịp đi công tác tại Trà Vinh mới được thấy lại phiên bản thứ 2 của những hàng cây đó trên Tổ quốc ta.
Tôi còn nhớ ngày Khai trường đầu tiên, khi tôi đến trường, vẻ đẹp kiến trúc kiểu Pháp của trường đã làm tôi mê say với những nét hoa văn trên tường, trang trí bằng gạch thẻ màu nâu đỏ xếp cong theo vòm cửa sổ và ô thoáng hành lang của ngôi nhà chính trông đơn giản nhưng thật sang trọng.Ngôi nhà ấy hai tầng có khoảng năm gian lớp học mỗi tầng, cầu thang gỗ ở một phía, bên dưới là tầng hầm chống ẩm. Từ cổng vào, ngôi nhà chính nằm ở phía tay trái, bên đối diện là trạm biến thế điện rồi đến hàng cây bàng và cây cơm nguội nằm gần sát tường bên phải. Sân trường chia làm hai, sân trên ở trong và sân dưới ở ngoài phía đường cái. Sau này sân trên được cắt ra một khoảng làm vườn trường để cho học sinh thực tập.
Tuy là nhỏ nhưng sân trường cũng đủ chỗ cho những đứa trẻ hiếu động như chúng tôi thoả sức chơi đùa.Ngoài giờ học, bọn con gái thường chơi nhảy dây, "trồng nụ trồng hoa" , "ô ăn quan", "bịt mắt bắt dê" hoặc chơi "trốn tìm". Còn bọn con trai chúng tôi thì đá bóng, đá cầu, đặc biệt có chơi trò "cưỡi ngựa đánh nhau" . Trò này chơi thế này : chia ra làm 2 bên quân, mỗi bên tuỳ theo có khoảng ba đến chục đôi "tướng" và "ngựa" để đánh nhau. "Tướng" là một thằng xưng danh đủ các danh tướng có trong truyện "Tam Quốc", "Thuỷ Hử", "Lá cờ thêu 6 chữ vàng" được một thằng khác làm "ngựa" cõng trên lưng. Khi xung trận hai bên chọn đối thủ rồi xông vào nhau, "tướng" vật nhau trên mình "ngựa" cho đến khi nào bên kia "tướng" bị ngã ngựa thì được coi là chiến thắng. "Ngựa" thường chọn những thằng cao to, dẻo dai, nhanh nhẹn mà nổi tiếng trong lớp tôi có Thanh Hà, Thiếu Tùng, Đỗ Trọng, Trần Lộc là những "con ngựa Xích Thố", còn bọn bé con như tôi thì chỉ được chọn làm "tướng" mà thôi.Có khi quần nhau kéo nhau trên lưng "ngựa" bọn tôi phải chạm ngửa đầu phía sau đến sát đất mà vẫn cố vươn trở lại lưng "ngựa", còn con "ngựa" thì cố chúi đầu ra phía trước lấy lại thăng bằng đề bên mình khỏi ngã ngựa, cảnh tượng đó trông thật ngoạn mục và phấn khích.
Song điều còn cuốn hút chúng tôi hơn nữa là những chuyến thám hiểm tầng hầm của trường một cách bí mật, nếu không thày cô biết chúng tôi sẽ bị kỷ luật.Muốn đi xuống đó phải đi hết dãy nhà chính, đi thêm một đoạn tận cuối sân dưới thì rẽ phải xuống một vài bậc đá, đi ngược trở lại đầu cuối ngôi nhà qua một khoảng nhỏ dùng để đổ rác là đến cửa tầng hầm. Từ ngoài nhìn vào trong hầm trông thật dễ sợ, đó là một khoảng tối đen kịt, tiếng gió rít vọng ra nghe thật ghê rợn. Nghe người ta đồn thì trong đó có ma - đó là oan hồn của hai cô gái trẻ chẳng biết vì sao quyên sinh trong hầm nay vẫn còn lởn vởn, rình rập bắt đi những kẻ nào dám chui xuống đó để làm bạn cho đỡ buồn. Eo ôi nghe mà đã phát khiếp, rùng rợn nhưng nó càng tăng thêm sự tò mò của chúng tôi. "Hừ ! Kệ nó ! Chúng mình cứ chui vào đi" - Chẳng hiểu thằng nào hô vậy, chắc là Xuân Hùng - tay chuyên đầu têu mà. Nghe vậy chúng tôi xông vào đó với những bó nùi rơm, giẻ rách quấn cầm trên tay, lửa cháy bập bùng, khói tuôn mù mịt khét lẹt. Chúng tôi kịp nhận ra từng khoang hầm, thì ra mỗi khoang còn có lỗ thông hơi lên mặt đất ở hai bên trần của gian hầm. Đó là những cái lỗ chữ nhật nhỏ mà chúng tôi thỉnh thoảng từ cống ném rác và gạch xuống đó. Sàn hầm ẩm ướt và dính bùn, đâu đó còn vương lại vài mảnh bát vỡ, vài cái nùi rơm cháy dở của ai đó đã xuống đây vất lại. Trên trần tầng hầm bám đầy mạng nhện, có vài ba con dơi bay xì xoẹt vô định. Trên đường thám hiểm, chúng tôi nào có thấy bóng ma quỷ gì đâu mà chỉ thấy vài con chuột cống to kếch sù ngập ngừng giương đôi mắt loé sáng nhờ ánh đuốc nhìn mấy "thằng em" của ma quỷ nối nhau chui hết các gian hầm này đến gian hầm khác, miệng hò hét nhằm cố làm tan đi nỗi sợ hãi trong lòng để rồi khi quay ra hãnh diện như đoàn quân của Critstophe Colombo từ Châu Mỹ trở về.
Lại nói chuyện học hành của chúng tôi thì chúng tôi đâu có để ý nhiều lắm đâu. Đương nhiên hồi đó khi nền giáo dục đang phục hưng mà chúng tôi là những học sinh lớp Một đầu tiên sau hoà bình lập lại 1954 ở miền Bắc, thày cô và học sinh đều chăm lo đến việc giảng dạy và học tập, nề nếp giáo dục chưa bị xáo trộn như trong thời chiến tranh phá hoại cũng chưa bị đảo lộn vì chương trình "Cải cách giáo dục" như hiện nay. Ngày ấy chúng tôi đều bị cuốn hút thực sự bởi các bài giảng trên lớp của các thày cô. Có lẽ chúng tôi chẳng bao giờ quên những bài giảng dễ hiểu, sinh động và nhiệt thành của các thày cô khi đó. Có thể kể đến những các thày cô như cô Mai Khôi chủ nhiệm, thày Thanh dạy môn Vật lý, thày Lộc và cô Bắc Thành dạy Toán, cô Oanh dạy Văn, cô Nga dạy Địa, thày Cường dạy nhạc, thày Thuỷ dạy vẽ..... Thày Thuý hay kể chuyện cuối giờ học, thày có tài kể chuyện trinh thám, thày còn minh hoạ các cảnh đuổi bắt gián điệp, cảnh nữ gián điệp trong bộ váy hoa giơ súng bắn, thày vẽ bằng cả hai tay đều giỏi như nhau mới tài chứ.
Chúng tôi còn được nghe những nhà văn về nói chuyện. Tôi còn nhớ khi đó chúng tôi học lớp 7 nhà trường đã mời nhà văn Đào Vũ đến nói chuyện về quá trình đi thực tế phong trào hợp tác hoá ở nông thôn để sáng tác cuốn tiểu thuyết "Lão Am" và "Cái sân gạch" của ông. Rồi chúng tôi còn được đến Viện giải phẫu cạnh vườn hoa Pastơ để xem những "giáo cụ trực quan" mà trước đó chúng tôi chưa hề thấy bao giờ. Đó là các hình mẫu thân người bằng nhựa có thể nhấc ra từng quả tim, lá gan, lá phổi,bộ ruột để xem cấu tạo của lồng ngực, khoang bụng. Đó là những đầu lâu và bộ xương người thật gắn trên cái giá cao. Đó là những lọ foocmôn ngâm những thai nhi với đủ hình hài kỳ dị, những xác ướp đủ loại nằm trên bàn mổ phủ bạt ni lông, những khúc chân hoặc tay được cắt rời ra để cô hướng dẫn viên giới thiêu cho chúng tôi rõ đâu là thịt xương, là da mỡ, dây thần kinh hay gân và mạch máu. Tôi nhớ mãi cái màu trắng bệch của thớ thịt trên cánh tay ướp đã giải phẫu cùng với cái màu tím ngắt của da xác ướp trong căn phòng quá rộng rãi, trống trải chẳng mấy khi có ai thăm viếng ấy. Mới đấy tôi được một cô bạn là Bác sỹ ở Cần Thơ cho hay, hàng năm ngành y toàn thế giới có tổ chức một lễ tưởng nhớ những người đã hiến tạng hay hiến thân vì sự nghiệp phát triển của nền y học gọi là lễ Scabe vào ngày 30/12 hàng năm.Thật là một nghĩa cử cao đẹp.
Ngoài những hoạt động tham quan ngoại khoá ở các viện bảo tàng, các sinh hoạt tập thể cũng được tổ chức đơn giản và nghiêm túc. Trong các dịp khai giảng, tổng kết học kỳ, tổng kết cuối năm học thường có các buổi liên hoan văn nghệ, thày trò cùng biểu diễn các bài hát truyền thống và điệu múa sạp, múa tập thể.Các lớp còn thi cả báo tường nữa chứ. Ở lớp tôi Châu Tấn làm lớp trưởng. Lớp chọn ra mấy tay có chút năng khiếu vẽ và viết để làm báo. Bài vở thì Trường Phước, Xuân Hùng, Châu Tấn viết và biên tập. Tôi và Phùng Thắng thì vẽ và chép bài.Thường thì làm báo ở nhà tôi, nhà Thạch Sơn hay Châu Tấn vì có chỗ rộng rãi để làm báo. Bố của Châu Tấn là bác Võ Quảng, nhà văn chuyên viết chuyện cho thiếu nhi. Có lần đang chép bài lên báo tường (thường là gỡ bí - chúng tôi chép thêm những bài đăng trên báo Thiếu niên tiền phong cho báo tường có nội dung phong phú hơn) Bác nhắc chúng tôi là ở cuối bài phải ghi rõ trong ngoặc đơn là "(theo báo TNTP)" để tránh người đọc ngộ nhận là chúng tôi là tác giả. Vậy là ngay từ khi đó chúng tôi đã được nhắc nhở đến vấn đề bản quyền tác giả và đạo đức người làm báo một cách nhẹ nhàng và thấm thía như thế. Tôi nhớ Minh Châu có một bài thơ viết về cảm xúc khi viết lá đơn xin vào Đôi Thiếu niên Tiền Phong, trong đó có câu "Hôm nay giờ phút thiêng liêng - Tôi cầm cây bút viết lên đơn này"... khi đó tôi có vẽ một bàn tay cầm bút viết trên lá đơn.Hừ, thật vui khi báo tường của chúng tôi đạt giải nhất kỳ đó.
Trong năm học chúng tôi cũng tổ chức cắm trại ở vườn Bách Thảo, công viên Thống nhất hay đi tham quan Bảo tàng lịch sử. Nhớ lại chúng tôi cảm thấy việc học khi đó sao mà phù hợp với lứa tuổi Teen của chúng tôi đến thế. Chẳng có cái cái áp lực nào quá lớn đối với chúng tôi cũng chẳng có cái hiện tượng phụ huynh và học trò mang quà đến nhà thày cô nhân dịp 20/11 hoặc Tết Âm lịch. Món quà duy nhất đối với các thày cô là thành tích học tập của học sinh chúng tôi, là những bông hoa thật đẹp tặng thày cô chủ nhiệm và các thày cô dạy môn học theo thời khoá biểu của ngày lễ đó ngay trên bục giảng mà thôi.
Nghĩ lại chúng tôi vừa thấy tự hào, may mắn vì được lớn lên và trong một môi trường giáo dục lành mạnh như vậy lại vừa luyến tiếc và mong sao cho con cháu mình sắp đến cũng được như vậy. Ôi caí mơ ước đơn sơ bình dị như vậy cũng giống như cái ước mơ thấy lại đàn cò trắng ngày nào trở về đậu trắng trên hàng cây sao đen của phố Lò Đúc, để chúng lại "ị" hồn nhiên lên đầu người đi lại không may mắn bên dưới.
Thật là thiếu sót khi nói về ngôi trường Lê Ngọc Hân mà không nhắc đến tình bạn thân thiết của chúng tôi trong tuổi Teen ngày ấy. Tình bạn thông qua các sinh hoạt hàng ngày mà được sâu đậm thêm cùng với thời gian.
Chẳng cần ai hô hào, ngày đó chúng tôi tự phát học tập theo nhóm. Tôi với Xuân Hùng thường xuyên đến nhà nhau mà học. Đó là một người bạn có trí thông minh bẩm sinh, hiếu động và nhiệt tình nhất trong các bạn học của tôi. Nếu được dự thi "Ai là triệu phú" chắc chắn ông bạn của tôi ít nhất cũng vượt qua mốc số 12. Không chỉ vậy chúng tôi còn đến nhà Thạch Sơn, Việt Sơn để học nhóm (Khi đó chưa có khái niệm này). Bố của Võ Thạch Sơn là bác Võ Thuần Nho (em ruột đại tướng Võ Nguyên Giáp) khi đó làm Thứ trưởng Bộ Giáo dục Tuy là cán bộ cao cấp nhưng đối với chúng tôi Bác thật giản dị, thân thương và quan tâm đến việc học hành của chúng tôi. Bác dành cho phòng ăn của gia đình để chúng tôi tụ tập học hành, luôn nhắc chúng tôi phải chăm chỉ học hành.
Lên lớp 7 chúng tôi thường đến nhà bạn gái cùng ôn tập thi hết cấp. Chúng tôi leo lên tầng thượng nhà Minh, Hiển để ôn bài, ra bờ đê sông Hồng truy bài, tất cả đều là tự giác. Không chỉ là học hành mà ngay cả những khi rỗi rãi chúng tôi đều tụ tập vui chơi hết mình. Làm sao mà kể hết những buổi tụ tập ở nhà chị em Kiều Nga, Thành Công hay ở nhà Minh, Hiển hoặc đến nghe Lâm Mai Phương chơi đàn tam thập lục.
Chúng tôi là những con mọt sách ư? Không đâu, cái thế giới tuổi Teen khi đó đâu có bó gọn như vậy.
Trường Lê Ngọc Hân gần sân bóng Pastơ. Chúng tôi chỉ mong tiếng trống tan trường hay những giờ nghỉ học để được ra đó. Chỉ cần nhót ra khỏi cổng trường đi vài bước rẽ trái, đi hết phố Phạm Đình Hổ là đã ra đến sân Pastơ rồi. Khi đó sân bóng đất rộng mênh mông, xung quanh đều là đường phố với hàng cây xà cừ có tuổi thọ hơn trăm tuổi. Tôi nhớ vào năm 1959 có vụ xử biệt kích nhảy dù xuống Nam Định - gọi là vụ C-47 (tên chiếc máy bay bị bắn rơi). Vụ án được xử công khai ngay tại sân bóng Pastơ, hôm đó có đến vài nghìn ngưới tham dự với hệ thống loa phóng thanh phát trực tiếp tại phiên toà. Tôi nói vậy để hình dung được độ lớn của sân bóng. Chúng tôi kiếm một phần sân để đá bóng, gôn được quy ước đánh dấu bằng các viên gạch hay đống quần áo của chúng tôi ở hai bên.Thanh Hà là thủ môn giỏi nhất của chúng tôi. Chỉ tiếc là anh đã hy sinh năm 1968 ở chiến trường B, nếu không ở thời điểm ấy - nếu có điều kiện có thể anh chắc chắn đã là một thủ môn của đội tuyển Việt Nam. Ông bạn thân của tôi ơi! Bạn hiện nằm ở chỗ nào, chúng tôi biết bạn đã hy sinh mà chẳng rõ nơi chôn cất. Gia đình chẳng biết, chúng tôi càng không biết nơi bạn đang nằm nhưng chúng tôi luôn cảm thấy bạn luôn ở bên chúng tôi, luôn dự buổi họp mặt thường niên của lớp.
Trở lại cái sân bóng Pastơ ngày ấy, sân chẳng có hàng rào, đá bóng không may ra ngoài là phải băng qua đường nhựa mà nhặt. Có một lần tôi lao theo nhặt bóng ở giữa đường thì chợt nghe tiếng phanh xe ôtô rít mạnh. Hú hồn! cái đầu xe Vonga đen có con hươu trắng sừng sững sát ngay người tôi. Hoảng sợ hơn khi tôi nhận ra bố tôi ngồi sau tay lái. Tôi vội vàng nhặt bóng và biết chắc tối về mình sẽ được một trận đòn nhớ đời. Nhưng tối hôm ấy bố tôi không đánh đòn tôi mà chỉ nói nhẹ nhàng "Tý nữa thì hôm nay bố đụng vào con". Tôi ân hận quá, hứa không ra đá bóng ở đó nữa. Nhưng rồi vài ngày sau cái quyến rũ của sân bóng làm tôi quên mất lời hứa của mình, tôi lại theo các bạn tiếp tục các trận cầu bất tận. Tôi còn nhớ có lần chẳng hiểu tại sao Châu Tấn cáu lên lấy nửa viên gạch ném anh Huệ, làm sứt gót máu chảy ra lênh láng. Nhưng rồi mọi chuyện lại êm ấm, chẳng ai giận ai. Tuổi Teen mà các bạn ! Sân Pastơ không chỉ có bóng đá mà còn lôi cuốn chúng tôi trong những đêm hè trốn nhà đi bắt ve sầu trên những cây xà cừ cổ kính.
Thế giới tuổi Teen chúng tôi ngày đó đâu chỉ bó gọn ở đó, chúng tôi còn rủ nhau tập bơi ở hồ Đầm Trấu (bên ngoài đê ở đoạn nhà máy xay Lương Yên) vì khi đó làm gì đã có mấy bể bơi thiếu nhi. Khi đã biết bơi, chúng tôi lên tận bến Chương Dương để leo lên những bè gỗ, bè tre nứa rồi nhảy tùm xuống dòng sông Hồng lặn ngụp mà chẳng lường hết các hiểm nguy đang rình rập. Cũng có những người xấu số đã chui vào giữa bè để ngoi lên mà chết sặc chìm nghỉm xuống lòng sông. Cũng có khi chúng tôi leo lên cầu cảng Phà Đen để nhảy tùm xuống sông ở độ cao vài mét.
Những chuyến đi như vậy thường diễn ra vào các buổi chiều nghỉ học, chúng tôi rủ nhau đi bơi, đá bóng theo nhóm. Khi đó bố mẹ của chúng tôi không quan tâm lắm đến việc chúng tôi đi đâu lắm thì phải. Có lẽ theo quan sát của các cụ chúng tôi chỉ nghịch chứ không hư, vẫn học được thế là OK. Duy nhất chỉ có "ông bô" của Văn Hà (thời đó chúng tôi gọi các cụ là "ông bô", "bà bô" một cách hỗn láo như vậy). Nếu đến giờ hẹn đến nhà Văn Hà mà gặp ông cụ thì giải pháp tốt nhất là "biến" thật nhanh. Sau đó phải chờ nửa tiếng hay gần một tiếng đồng hồ để Văn Hà có đủ thời gian giả vờ ngủ trưa, sau đó kiểm tra cho "ông già" đã ngủ rồi nhẹ nhàng tụt xuống gường, mở cửa chạy theo chúng tôi. Hừ ! chán quá, chờ đợi thật sốt ruột và hú vía nhưng rồi mọi phiền muộn ngây thơ ấy cũng được dòng sông Hồng cuộn đỏ phù sa rũ sạch trong phút chốc.
Cái đáng nói nhất của tuổi Teen chúng tôi phải là tình bạn "nửa vời". Trong những buổi lớp tổ chức cắm trại, chúng tôi cùng bạn nữ bơi thuyền "pêritxoa" trên hồ Bảy mẫu (Công viên Thống Nhất), Hồ Gươm và cùng nhau ăn bánh Tôm ở đường Thanh Niên hoặc giúi trộm cho nhau quả ô mai nho nhỏ. Thế rồi cái tình bạn chẳng ra tình bạn, tình yêu chẳng ra tình yêu cũng xuất hiện. Hình như bọn con gái ở lớp luôn đi trước bọn con trai chúng tôi về mặt này thì phải. Khi bọn con trai chúng tôi chưa kịp "lớn" thì họ đã kịp bước qua tuổi dậy thì rồi. Có đúng không các bà "Oshin" thời hiện đại Tôi chắc ngày ấy chẳng có một nụ hôn nào giữa bọn bạn học cùng lớp ở trường Lê Ngọc Hân cả. Nếu có chẳng qua cũng chỉ là những cái nhìn hơi khác tý chút dành cho nhau, chẳng qua là những cái cầm tay cố ý hơi lâu hơn khi mỗi lần chia tay, chẳng qua là những dòng lưu bút cuối cấp mang chút bâng khuâng vô nghĩa đến buồn cười mà thôi... Chà ! tôi chủ quan nghĩ vậy đó, vì nếu có thật thì chắc là khi gặp lại nhau sau gần 50 năm những kẻ "tội đồ khôn vặt" ấy đã tự thú công khai trước tập thể lớp rồi. Hoặc là nếu có thật đi nữa thì chỉ có hai người và ông Trời mới biết được.... Hi hi... tuổi Teen mà.
Thời gian đã trôi qua gần trọn 50 năm, nửa thế kỷ và hơn nửa đời ngưòi.Chúng tôi, những học trò tuổi Teen hồi đó luôn nhớ mãi về ngôi trường Lê Ngọc Hân yêu quý của mình, nhớ về tình bạn trong sáng của tuổi Teen ngày nào. Chúng tôi đem những hồi ức xuyên qua hai thiên niên kỷ ấy vào những giấc mơ để rồi lại được gặp nhau trong buổi họp mặt thường niên nhân dịp 20/11 hàng năm.
Vẫn còn được gặp lại cô Bắc Thành, cô Mai Khôi, thày Thanh, thày Thuý, cô Tô Hiền, cô Ngọc Oanh, cô Quỳnh Nga, cô Vũ Tuyết, cô Vinh... cùng các thày cô kính mến khác, vẫn còn được gặp lại nhau để ôn lại những ký ức tuổi Teen, những nụ hôn bí mật (nếu có), khoe với nhau về con cháu mình, về cuộc sống khó nhọc thời bao cấp, những nỗi khổ của các "Oshin" và "ông chủ" thời hậu WTO, về các kinh nghiệm cuộc sống của thày cô và bạn bè sao cho tuổi già sắp đến của mình được mạnh khoẻ, yên ấm, trọn vẹn. Mong cho nhau được "sống khoẻ - chết nhanh - ít của để dành - nhiều người thương tiếc"... Ừ! dù sao đó cũng là một trong những niềm vui, niềm hạnh phúc nho nhỏ của mỗi chúng tôi - những học sinh tuổi Teen của trường Lê Ngọc Hân ngày nào.
Cầu mong những buổi gặp gỡ ấy sẽ còn đến càng nhiều càng tốt đối với trước hết là các thày cô, sau đó là chúng tôi.
Thôi cứ để những ký ức tốt đẹp trong sáng hồn nhiên của tuổi Teen ngày ấy cháy mãi trong mỗi chúng ta, những học trò của trường Lê Ngọc Hân thân yêu!
Viết tại Hà Nội những ngày đầu năm 2007
LƯU THẾ TRƯỜNG
Similar topics
» Trường Phước - Có một nét gì Hà Nội
» Đặng Ngọc Diệp - Kỷ niệm tuổi thơ
» cách chăm sóc người bệnh cao tuổi
» Phan Xuân Hùng - Bạn bè cánh cò và tuổi thơ (thơ)
» Tấn Định - nhớ về mái trường xưa (thơ)
» Đặng Ngọc Diệp - Kỷ niệm tuổi thơ
» cách chăm sóc người bệnh cao tuổi
» Phan Xuân Hùng - Bạn bè cánh cò và tuổi thơ (thơ)
» Tấn Định - nhớ về mái trường xưa (thơ)
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết